Ninh Bình cần phát huy lợi thế, tạo đà đột phá trong phát triển kinh tế.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có bài phát biểu chỉ đạo sâu sắc cho Ninh Bình thời gian tới.

Sau đây là một số ý chính trong phát biểu của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam:

Ninh Bình cần phát huy lợi thế, tạo đà đột phá trong phát triển kinh tế. - ảnh 1

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: TM

Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ tỉnh Ninh Bình diễn ra vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đang ra sức phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ tỉnh Ninh Bình là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu chặng đường phát triển của tỉnh nhà sau 30 năm đổi mới, đưa Ninh Bình tiếp tục phát triển nhanh hơn, bền vững hơn cùng cả nước.

Hôm nay, 339 đại biểu về dự Đại hội là những cán bộ, đảng viên ưu tú, tiêu biểu cho hơn 64 nghìn đảng viên của Đảng bộ tỉnh, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến thẳng thắn, trí tuệ, mang tính xây dựng cao, góp phần quyết định vào thành công của Đại hội.

Các báo cáo trình Đại hội đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao của các tổ chức Đảng, sự góp ý sâu sắc, chân thành của các đồng chí cách mạng lão thành, các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân. Tôi cơ bản tán thành những nhận định, phân tích về sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh và thành tựu phát triển của Ninh Bình 5 năm qua và các mục tiêu, giải pháp phát triển cho nhiệm kỳ 2015-2020 đã nêu trong các báo cáo.

Năm năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đoàn kết, phấn đấu không ngừng triển khai thực hiện sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nổi bật là:

- Kinh tế tăng trưởng khá, bình quân cả nhiệm kỳ đạt 11,7%/năm, gấp 2 lần bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất từ các làng nghề chiếm 19% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển tăng nhanh. Hạ tầng cơ sở có bước phát triển quan trọng. Diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Là địa phương thu ngân sách còn thấp nhưng Đảng bộ rất chú trọng đến giáo dục đào tạo và an sinh xã hội. Ninh Bình luôn thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chất lượng giáo dục trong cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,4% năm 2010 xuống còn 3,5% năm 2015; hằng năm tỉnh đã trích ngân sách và xã hội hóa chăm lo cho đối tượng chính sách, người nghèo hàng chục tỷ đồng.

- Đã có 32/119 xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 27%), cao hơn tỷ lệ xã nông thôn mới của cả nước là 20%.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường.

- BCH Đảng bộ tỉnh đã tích cực chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, có nhiều cách làm hay về công tác tuyên giáo, tổ chức cán bộ, dân vận, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đổi mới sinh hoạt chi bộ. Các đồng chí đã kiên trì, sáng tạo thực hiện Chỉ thị 03 về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ và hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp được nâng lên. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố ngày càng vững mạnh.Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù có sự thay đổi về nhân sự Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh nhưng công tác lãnh đạo, chỉ đạo vẫn đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ tiếp tục được nâng lên.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, những thành tích và kết quả đó thể hiện sự cố gắng cao, nỗ lực phấn đấu sáng tạo của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, là kết quả phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo, đoàn kết các dân tộc, chung sức đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Thay mặt Bộ Chính trị, tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và chúc mừng Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà đã đạt được những thành tích quan trọng trong 5 năm qua.

Ninh Bình cần phát huy lợi thế, tạo đà đột phá trong phát triển kinh tế. - ảnh 2

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chúc mừng đồng chí Nguyễn Thị Thanh được bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2015-2020

Để đưa Ninh Bình cùng cả nước bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất, trong 5 năm và 10 năm tới, tôi đề nghị Đại hội quan tâm thảo luận, phân tích và hiến kế để giải quyết 2 vấn đề sau:

1. Vì sao tổng đầu tư toàn xã hội 5 năm qua của Ninh Bình đạt 20.713 tỷ đồng, vượt 38% so với chỉ tiêu 15.000 tỷ đồng, song tăng trưởng kinh tế đạt 11,7%, thấp hơn 16% so với chỉ tiêu 14%/năm?

Như vậy nguyên nhân tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu không phải ở chỗ thiếu vốn, mà là thiếu cái khác. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 đã xác định đổi mới mô hình tăng trưởng là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh và bền vững. Theo quan niệm lâu nay, tăng trưởng của một ngành kinh tế phụ thuộc vào tăng trưởng vốn, tăng trưởng đất và lao động được sử dụng ở ngành kinh tế đó. Đó là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Thêm vốn, thêm đất, thêm người là tăng trưởng kinh tế thêm. Tuy nhiên cả 3 yếu tố: vốn, đất, lao động đều có hạn, do phải cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Vì vậy thực tế đã chỉ ra rằng, có thể tăng trưởng một ngành mà không nhất thiết phải tăng vốn, tăng đất, tăng lao động. Đây chính là phương thức tăng trưởng theo chiều sâu, bằng chất lượng tăng trưởng. Thông qua nâng cao chất lượng nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới mô hình đơn vị kinh tế cơ bản, và đổi mới chính sách, cơ chế quản lý vẫn có thể tăng trưởng một ngành kinh tế mà không nhất thiết tăng vốn, tăng đất, tăng người với quy mô lớn. Đó là mô hình tăng trưởng mới. Theo đó, tăng trưởng của một ngành kinh tế phụ thuộc 7 yếu tố sau: Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (đất, rừng, biển, khoảng sản, thời tiết); Vốn; Số lượng lao động được sử dụng; Chất lượng lao động; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; Mô hình đơn vị kinh tế cơ bản (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể); Cơ chế quản lý, chính sách kinh tế.

Trong mô hình tăng trưởng mới, yếu tố con người là quyết định. Đó là chất lượng lao động (lao động kinh tế, kỹ thuật, lao động quản lý và lãnh đạo...), ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy các mô hình đơn vị kinh tế cơ bản một cách phù hợp, đổi mới cơ chế quản lý và chính sách kinh tế. Điều này cũng phù hợp với thế mạnh của Ninh Bình là nguồn nhân lực.

Trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 1,7%/năm, thấp hơn so với chỉ tiêu Đại hội lần thứ 20 của tỉnh là 2,5%/năm (giá cố định 1994). Năng suất lao động trong nông nghiệp của tỉnh còn thấp. Theo tôi một nguyên nhân có thể là mô hình sản xuất cơ bản của nông nghiệp không còn phù hợp. Chừng nào mà đa số các hộ nông dân còn sản xuất đơn lẻ, không có sự liên kết, hỗ trợ của hợp tác xã để tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các dịch vụ đầu vào với chi phí thấp, thì hiệu quả sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân sẽ thấp. Giải pháp căn bản để khắc phục tình hình trên là phải hình thành các hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã 2012, làm cho sản xuất của các hộ và liên kết với doanh nghiệp hiệu quả hơn, từ đó nâng cao thu nhập bền vững cho bà con nông dân.

Trong lĩnh vực dịch vụ, tăng trưởng bình quân là 11,2%, thấp hơn 19% là chỉ tiêu của Đại hội lần thứ 20 của tỉnh. Tôi đề nghị các đại biểu trao đổi làm rõ, đối với từng loại dịch vụ như du lịch, vận tải, tài chính tín dụng, thương mại, viễn thông, mức độ tăng trưởng đạt được là bao nhiêu và các yếu tố của mô hình tăng trưởng mới được phát huy như thế nào.

2. Trong việc xây dựng hệ thống Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh, bên cạnh nhưng thành tựu căn bản, báo cáo chính trị do Tỉnh ủy trình Đại hội đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế: "Một số cấp ủy, chính quyền chưa đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chưa quan tâm đúng mức và đầu tư thỏa đáng cho công tác dân vận... Cơ chế một cửa liên thông ở nhiều nơi chưa thực sự hiệu quả. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân của một số cơ quan có thẩm quyền chưa quyết liệt, kịp thời, dứt điểm”.

Tình trạng này đã có từ nhiều năm. Tôi đề nghị Đại hội phân tích làm rõ: cần làm gì ở mỗi cơ quan quản lý nhà nước, mỗi cấp ủy xã phường, quận huyện và tỉnh để đảm bảo đòi hỏi của Hiến pháp 2013: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Phải chăng trong cơ chế hiện nay, sự đồng tình của người dân, sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của bộ máy chính quyền và sự lãnh đạo của các cấp ủy chưa trở thành tiêu chí, điều kiện để cán bộ, công chức và cấp ủy Đảng thực hiện quyền lực quản lý và lãnh đạo của mình trước nhân dân? Nên chăng chính quyền và cấp ủy Đảng các cấp cần biết chính xác: nhân dân đồng tình và không đồng tình thế nào với hoạt động quản lý và lãnh đạo của mình? Nhân dân hài lòng như thế nào về sự quản lý, lãnh đạo của mình và cuộc sống của nhân dân hiện nay? Chúng ta cần tiếp tục thể chế hóa đòi hỏi của Hiến pháp 2013: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Tôi đồng tình cơ bản với các định hướng mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà giai đoạn 2015-2020. Trên cơ sở đóng góp của các đại biểu, Đại hội sẽ thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình làn thứ 21, nhiệm kỳ 2015-2020. Trên cơ sở cụ thể hóa việc thực hiện 3 đột phá chiến lược (đột phá về thể chế kinh tế thị trường, đột phá về phát triển nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ, đột phá về phát triển hạ tầng) và tái cơ cấu kinh tế (tái cơ cấu ngân sách và đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu các ngành kinh tế) và thực hiện mô hình tăng trưởng mới, tôi tin tưởng rằng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình sẽ đưa tỉnh nhà bước vào một thời kỳ phát triển mới: kinh tế tăng trưởng cao hơn và bền vững, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, hệ thống chính trị ngày một trong sach, vững mạnh hơn.

Một nhiệm vụ rất quan trọng của Đại hội là bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tôi đề nghị các đồng chí đại biểu trên cơ sở quán triệt sâu sắc tiêu chuẩn cấp ủy viên được quy định tại Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị; căn cứ quy chế bầu cử trong Đảng và xuất phát từ thực tiễn của Đảng bộ, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, sáng suốt lựa chọn những đồng chí đủ tiêu chuẩn, thật sự xứng đáng bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ này. BCH Đảng bộ tỉnh phải là trung tâm trí tuệ và trung tâm đoàn kết để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Ninh Bình là Kinh đô của Việt Nam thế kỷ thứ X, vùng đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc 3 triều đại Đinh - Lê - Lý với nhiều dấu ấn lịch sử oanh liệt. Đây cũng là nơi đã sản sinh ra những danh nhân kiệt xuất như: Đinh Bộ Lĩnh, Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh… Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Ninh Bình là căn cứ, là cái nôi của cách mạng. Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, cùng với những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Bộ Chính trị tin tưởng chắc chắn rằng Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, sáng tạo không ngừng, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, nêu cao đoàn kết, tranh thủ thời cơ, phát huy sức mạnh tổng hợp, đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XXI của Đảng bộ tỉnh thực sự đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

                                                                            (Tít bài do Infonet đặt)


PV

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !