Nick tới Việt Nam: "Tôi nghi ngờ "cái lợi" của khán giả"
Nick tại Sân vận động Mỹ Đình tối 23-5. Ảnh Dân Trí |
Sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam đang là chủ đề gây bão trên mạng với nhiều ý kiến trái chiều nhau. Trong đó, người ủng hộ việc mời Nick đến "gieo hạt giống tâm hồn" cho người Việt. Người lên tiếng phê phê phán, việc bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mời diễn giả từ nước ngoài trong khi đất nước đang khó khăn, nhiều người khuyết tật cần giúp đỡ là lãng phí, không cần thiết.
Dưới góc nhìn của người chuyên tư vấn chiến lược truyền thông và thương hiệu cá nhân, blogger Nguyễn Ngọc Long đã trả lời phỏng vấn Infonet xoay quanh sự kiện này.
Trước những luồng thông tin trái chiều như vậy, xin hỏi, anh ủng hộ quan điểm nào?
Có thể tìm hiểu thêm thông tin về anh trên trang Facebook cá nhân:
www.fb.com/nguyenngoclong1983
Thí dụ như về góc độ xã hội, chương trình cần gây ra hiệu ứng thế nào? Tác động trên diện rộng ra sao? Thu hút được sự quan tâm của bao nhiêu tầng lớp, thay đổi nhận thức và truyền cảm hứng cho bao nhiêu người v.v...
Về góc độ truyền thông, chương trình cần "lên" bao nhiêu bài trên báo mạng, bao nhiêu trang trên báo giấy, có được "giật" ra bìa không, có bao nhiêu clip phóng sự truyền hình, có bao nhiêu cuộc bàn thảo trên các diễn đàn, mạng xã hội, có bao nhiêu "views" trên youtube...
Rồi trong những nơi mà sự kiện được "mention" như vậy thì tỷ lệ giữa những thông tin tích cực và thông tin tiêu cực là bao nhiêu phần trăm? Bên cạnh nhân vật chính của sự kiện thì nhà tài trợ có được xuất hiện hay không, trực tiếp hay gián tiếp, có được trích dẫn ý kiến phát biểu bình luận không?
Tổng hợp hết các chỉ số đó lại xem là thấp hay cao hơn cam kết, kỳ vọng từ đơn vị tổ chức thì sẽ trả lời được câu hỏi chương trình thành công hay thất bại, đắt hay rẻ một cách lý tính, không cảm quan.
Blogger Nguyễn Ngọc Long |
Nhìn một cách công bằng, lợi ích của việc Nick Vujicic đến Việt Nam sẽ như thế nào? Ai sẽ được lợi nhiều nhất?
Theo như phân tích của tôi ở trên thì có 5 đối tượng hưởng lợi chính từ sự kiện này là Nick, Nhà tài trợ, Đơn vị tổ chức, Truyền thông và Khán giả.
Nick tất nhiên hưởng lợi vì anh ấy được tiền và được tiếng. Nhà tài trợ có lợi vì gia tăng mức độ nhận biết và nâng cao vị thế thương hiệu, gây được thiện cảm từ công chúng, khách hàng và các bên liên quan khác thí dụ như giới chức và đối tác. Đơn vị tổ chức chứng minh được năng lực và có tiền thù lao. Truyền thông có những câu chuyện hấp dẫn, đa dạng để làm tin bài. Và cuối cùng khán giả có lợi vì được truyền cảm hứng, được gặp gỡ thần tượng mà mình yêu mến hoặc thoả mãn sự hiếu kỳ.
Đại đa số các chương trình truyền thông xã hội đều gầy dựng trên công thức chuẩn như vậy. Tất cả các bên đều có lợi, chẳng ai phải chịu thiệt thòi. Người ta hay dùng khái niệm "win-win solution" cho mô hình này.
Hồng Lỗi tuyên bố ‘láo lếu’: “Trường Sa là của Trung Quốc”
Tôi thường bảo với các học viên của mình rằng "các bạn lại quay trở lại cái máng lợn" của mình vì 2 lý do. Thứ nhất là họ không luyện tập kiên trì, vì những thay đổi khi được truyền cảm hứng giống như mồi lửa, sau đó các bạn phải duy trì được ngọn lửa ấy cho mình. Thứ hai là họ không có trải nghiệm, không có va vấp, không có những biến cố trong cuộc sống để thấm thía, để thấu hiểu đến tận cùng những gì diễn giả đang truyền đạt nên họ không "ngộ" được cái nguyên lý ở bên trong. Họ sẽ quên ngay.
Với một buổi diễn thuyết, truyền cảm hứng như vậy chúng ta nên gạn đục khơi trong. Tức là nói cho 1000 người nghe thì kỳ vọng 1 người thực sự "ngộ" ra được gì đó và có thể tác động vào cuộc sống. Đừng trông đợi vào những gì quá lớn lao và hoàn mĩ vì chắc chắn việc đó không bao giờ diễn ra. Với những người truyền cảm hứng như Nick, anh ấy thừa hiểu việc này.
Anh nghĩ gì về việc giới truyền thông và cộng đồng so sánh Nick Vujicic với hiệp sĩ CNTT Công Hùng và những tấm gương người khuyết tật đầy nghị lực khác?
Mỗi người chúng ta là duy nhất trên cuộc đời này và chẳng ai muốn bị mang ra so sánh. Tôi tin rằng anh Công Hùng và các anh chị khác cũng vậy. So sánh họ là đặt họ vào thế khó. Khiến họ bị mang ra làm bia đỡ đạn khen chê đủ kiểu. Và ảnh hưởng đến mối quan hệ, suy nghĩ cá nhân của họ với "nhân vật chính" là anh Nick.
Theo anh, vì sao ở VN cũng có nhiều con người đầy nghị lực, vượt khó không kém Nick Vujicic nhưng lại không nổi tiếng được như anh ấy?
Biển Đông – ‘Tử địa’ của các cường quốc hải quân
Mỹ bất ngờ để lộ kế hoạch gây chiến với Trung Quốc
Học giả Đài Loan lật tẩy âm mưu ‘kích động’ của Trung Quốc
Khi mọi thứ phát triển lên thì lĩnh vực này sẽ mở rộng hơn và nhiều nhân vật đặc biệt sẽ được "thổi" lên, được đầu tư tiền của, bệ phóng truyền thông để trở nên nổi tiếng và tham gia làm những công việc như Nick đang làm. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là một hình thái kinh doanh không có gì đặc biệt.
Thứ hai là do vấn đề văn hoá, do người Việt Nam mình ngại "lăng xê bản thân". Thường thì những người nổi tiếng và thành công trong lĩnh vực nghệ thuật như ca sĩ, người mẫu, diễn viên... là những người có tài ở một khía cạnh nào đó, nhưng quan trọng là họ phải chấp nhận ra giữa đám đông, chấp nhận khen chê, sẵn sàng ăn gạch đá, không ngại thị phi và dư luận.
Chúng ta không thiếu những người rất giỏi, rất giàu hoặc nghèo mạt rệp, rất có tài năng hoặc rất nghị lực hay thậm chí là rất đáng thương... Tức là chúng ta có nhiều nhân tố để có thể trở nên nổi tiếng, có sức hút và tầm ảnh hưởng đến đám đông nhưng họ ngại không muốn, không dám nổi tiếng. Thế thì làm sao trở thành một người như Nick được.
Xin cảm ơn anh!