Những xác ướp cổ xưa nhất thế giới đang bị phân hủy
Những xác ướp lâu đời nhất thế giới tạibảo tàng San Miguel,Santiago, Chile |
Theo Science Alert, trong những năm 1990, gần 300 xác ướp của tộc người Chinchorro được tìm thấy dưới lớp cát khô cằn gần biên giới Chile với Peru sống trong khoảng thời gian từ 5000 năm trước công nguyên tới 1.500 năm trước công nguyên. Trong đó bao gồm cả người già, trẻ em, trẻ sơ sinh. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng vẫn còn hàng trăm xác ướp dưới lòng đất.
Chinchorro là tộc người tiền sử sinh sống theo cộng đồng rải rác và đánh cá để sinh tồn ở vùng sa mạc ven biển Chile và Peru. Họ bảo quản người chết bằng cách ướp xác như một tập tục tôn giáo nhằm tạo ra cầu nối giữa thế giới của người sống và người chết.
Một xác ướp Chinchorro tại bảo tàng San Miguel,Santiago, Chile |
Sergio Medina Parra, Đại học Tarapaca, phía bắc thành phố Arica, người trực tiếp tham gia dự án bảo tồn cho hay: "Ước tính những xác ướp này có tuổi đời khoảng 7.000 năm. Chúng có tuổi đời lâu hơn những xác ướp từng được phát hiện ở Ai Cập".
Sergio Medina Parra cũng người đứng đầu trong nỗ lực bảo tồn những xác ướp Chinchorro tại bảo tàng Đại học Tarapaca từng được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Hiện nay những xác ướp đang bị xuống cấp trầm trọng, xuất hiện ngày càng nhiều những chất nhờn màu đen do lớp da bị phân hủy.
Các nhà nghiên cứu cho rằng biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Độ ẩm cao làm gia tăng sự phát triển của những vi khuẩn trên da người, khiến tốc độ phân hủy ngày càng tăng. Theo các chuyên gia xác ướp cần được bảo quản trong môi trường có độ ẩm từ 40-60%.
Sergio Medina Parra cho biết: "Việc bảo tồn những xác ướp cần những biện pháp mạnh hơn nữa, cần sự hợp tác của chính phủ Chile và các tổ chức hợp tác quốc tế".