Những tay chơi nghìn tỷ trên thị trường trái phiếu

Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang ngày càng lộ rõ nhiều bất cập, thiếu minh bạch, chủ yếu vẫn là cuộc chơi của các tập đoàn lớn với nhà băng thân hữu.

Để "vá" những lỗ hổng này, sẽ sớm có Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần được lành mạnh hóa để trở thành cột trụ, trợ lực cho thị trường cổ phiếu và hệ thống tín dụng, thay vì là "tín dụng trá hình" như hiện nay

Theo thống kê của Sở GDCK Hà Nội (HNX), trong năm 2019 đã diễn ra 905 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị phát hành thành công 296.713 tỷ đồng. Trong đó các ngân hàng đóng góp 36,64%, công ty chứng khoán 2,85%, bất động sản và các lĩnh vực còn lại chiếm tỷ lệ chi phối 60,51%. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thời gian qua một phần nhờ hành lang pháp lý dần hoàn thiện, đặc biệt với Nghị định 163/2018 đi vào hiệu lực vào đầu tháng 2/2019. 

Một số doanh nghiệp lớn qua đó có thêm kênh hút vốn, như CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (CII) qua 5 đợt phát hành huy động 2.011 tỷ đồng, CTCP Cơ điện lạnh (REE) 1 đợt thu về 2.318 tỷ đồng; Tổng công ty Thiết bị Điện (Gelex) và công ty con Công ty TNHH Thiết bị Điện Gelex hút 2.450 tỷ qua 4 đợt; CTCP Hưng Thịnh Land 7 đợt hút 2.823 tỷ; Trung Nam Group thông qua CTCP Điện mặt trời Trung Nam phát hành 6 đợt, vay 4.545 tỷ; Vietracimex trực tiếp và thông qua các thành viên CTCP Năng lượng Hồng Phong 1, CTCP Năng lượng Hòa Thắng vay 4.120 tỷ.

Dù vậy, nhìn chung thị trường trái phiếu Việt Nam chủ yếu vẫn là cuộc chơi của các đại gia, với bên đi vay là khối bất động sản/tài chính, còn bên cho vay, khó là ai khác ngoài các tổ chức tín dụng thân hữu.

Vẫn là cuộc chơi của đại gia

Tích cực nhất là nhóm 4 pháp nhân Công ty TNHH Yamagata, CTCP Azura, Công ty TNHH Hakuba và Công ty TNHH HTV Ataka qua 13 đợt vay 25.035 tỷ đồng chỉ trong 2 tháng đầu năm 2019. Điểm chung của các doanh nghiệp này là đều rót vốn, sở hữu lượng lớn chứng chỉ tiền gửi do Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) phát hành. Một phần chứng chỉ tiền gửi của FE Credit cũng được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho một số thương vụ phát hành trái phiếu của chính các doanh nghiệp này.

Một nhánh khác của những Ataka, Hakuba, Azura hay Yamagata, và có liên hệ mật thiết tới MIK Group là Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh BĐS Khu Đông, CTCP HBI, Công ty TNHH Mua bán nợ Galaxy, Công ty TNHH Hải Dương Giang Biên đã phát hành 11 đợt, vay 6.949 tỷ. Tham vọng trong lĩnh vực bất động sản của MIK Group, hay ông chủ thực sự đứng sau tập đoàn này là rất lớn, đã được Nhadautu.vn mô tả một phần trong bài viết gần đây. 

Nhóm CTCP Tiếp vận và BĐS Tân Liên Phát Tân Cảng, Công ty TNHH Kinh doanh BĐS Tân Liên Phát Sài Gòn, Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Thương mại Địa ốc Xanh có liên hệ tới Thảo Điền Invest (nay là Masterise Group) phát hành 7 đợt, vay 11.778 tỷ.

Nhóm CTCP Vinpearl, CTCP Dịch vụ Newco, CTCP Đầu tư và Phát triển du lịch Phú Quốc, Công ty TNHH Đầu tư BĐS Du lịch Hoàng Trường, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast thông qua 81 đợt phát hành thu về 14.555 tỷ đồng, là nhóm có số lần phát hành lớn nhất.

Đứng ở vị trí thứ hai về số đợt phát hành, nhóm CTCP Tập đoàn Sovico, CTCP Khu du lịch Bắc Mỹ An, CTCP Hàng không Vietjet, CTCP Bất động sản Sài Gòn Vi Na, CTCP Đầu tư và Xây dựng Kiên Trung, Công ty TNHH Dịch vụ Khách sạn Thùy Dương Việt Nam không mấy kém cạnh với 80 đợt phát hành, vay 11.800 tỷ.

Nhóm CTCP Bông Sen, CTCP Đầu tư Phát triển Phú Châu, Công ty TNHH Vinametric có liên hệ tới Vạn Thịnh Phát Group vay 12.805 tỷ qua 34 đợt phát hành. Các thành viên còn lại trong nhóm này có số dư trái phiếu doanh nghiệp cao (phát hành trước năm 2019) là CTCP Thiết kế và Trang trí Nội thất Norah (3.500 tỷ đồng), CTCP Đầu tư & Phát triển Sunny World (3.100 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Quang Thuận (4.500 tỷ đồng) và đặc biệt là CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông (25.000 tỷ đồng).

Novaland cùng các thành viên là Công ty TNHH Đầu tư BĐS Vạn Phát, Công ty TNHH Đầu tư và BĐS Ngọc Minh, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Nova Tân Gia Phát, CTCP Đầu tư và phát triển BĐS Thuận Phát, CTCP Goodwill Group, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nova Song Giang, CTCP Đầu tư Nova SQN, Công ty TNHH Nova Lucky Palace, Công ty TNHH BĐS Đà Lạt Valley, CTCP Kinh doanh BĐS Thái Bình, Công ty TNHH Phát triển BĐS An Khang phát hành 25 đợt, vay 9.754 tỷ.

Các thành viên của Sungroup, gồm CTCP Dịch vụ cáp treo Bà Nà, Công ty TNHH Mặt trời Sông Hàn, CTCP Đầu tư Đường Mặt trời, Công ty TNHH Mặt trời Cát Bà, Công ty TNHH Dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan vay 5.026 tỷ với 24 đợt phát hành trái phiếu. 

Bộ đôi CTCP Đầu tư Dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội và CTCP Du lịch Thung lũng Nữ Hoàng có liên hệ tập đoàn BRG hút 4.300 tỷ với 3 đợt phát hành. 

Ngoài ra, còn phải đề cập đến CTCP Tài nguyên Masan và Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, các thành viên của Masan Group qua 6 đợt huy động 1.790 tỷ đồng; hay một nhóm cổ đông lớn của PVCombank, thông qua CTCP Veracity và CTCP Thương mại Đầu tư Sản xuất HN vay 1.735 tỷ đồng qua 2 đợt.

Sẽ siết trái phiếu doanh nghiệp

Đánh giá về thực hiện Nghị định 163, Bộ Tài chính cho biết mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, song sự phát triển nhanh của trái phiếu doanh nghiệp cũng mang lại những tác động tiêu cực đến thị trường. Qua kiểm tra trực tiếp tại một số tổ chức phát hành, Bộ Tài chính nhận thấy có nhiều hình thức huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu kém minh bạch, lợi dụng trái phiếu cho các mục tiêu đặc biệt của doanh nghiệp, có hiện tượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành nhiều đợt không gắn với nhu cầu huy động vốn cho sản xuất - kinh doanh; doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp phát hành trái phiếu doanh nghiệp với khối lượng lớn, tiềm ẩn rủi ro cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu; trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, một số doanh nghiệp không làm rõ mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Để nhanh chóng "vá" những lỗ hổng chính sách này, Bộ tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP, trong đó có những thay đổi lớn về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ, mục đích để bảo vệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ, cũng như hạn chế nguy cơ từ tình trạng lạm dụng huy động vốn qua kênh này.

Dự thảo Nghị định làm rõ phạm vi phát hành và giao dịch trái phiếu riêng lẻ. Theo đó, trái phiếu riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch trong phạm vi 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong suốt vòng đời của trái phiếu.. Qua đó, giảm bớt tình trạng doanh nghiệp chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành và nhiều mã trái phiếu.

Nghị định bổ sung nhiều điều kiện phát hành và hồ sơ phát hành TPDN, nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ phát hành trái phiếu với khối lượng lớn.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định bổ sung quy định về khối lượng trái phiếu được phát hành đảm bảo dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất cung cấp. Trường hợp doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu thì lựa chọn kênh phát hành ra công chúng, với tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn và công khai, minh bạch hơn.

Về tần suất phát hành, các đợt phát hành phải cách nhau tối thiểu 6 tháng và quy định trái phiếu phát hành trong mỗi đợt phải có cùng điều kiện, điều khoản.

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, đây là giải pháp mang tính cấp bách để quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tăng trưởng “nóng”, các doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Do vậy, dự thảo Nghị định được xây dựng và ban hành theo quy trình thủ tục rút gọn để sớm triển khai thực hiện.

Theo Nhadautu

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.