Những người phụ nữ theo chồng ra đảo

Những người vợ chấp nhận rời xa quê hương, người thân và công việc ổn định để "hành quân" ra đảo với chồng.
Cuộc sống ở miền đất mới tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng những người phụ nữ ấy đã gắng vượt qua để giúp chồng yên tâm công tác. Những câu chuyện chúng tôi ghi được ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) về “hậu phương” của một số cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4 thể hiện rất rõ điều này.

Phú Quốc vào mùa mưa nên sóng biển cũng trở nên dữ dằn hơn. Biển động đồng nghĩa với cuộc sống của người dân trên đảo vốn phụ thuộc nguồn lương thực, thực phẩm từ đất liền chuyển ra thêm khó khăn. Chị Tống Thị Bích Liên, vợ Thượng úy Nguyễn Công Trọng, trợ lý tổ chức, Phòng Chính trị Vùng CSB 4 cho biết: “Thường ngày giá rau trên đảo đã cao gấp đôi ở đất liền, nhưng nếu biển động dài ngày thì giá rau xanh còn cao hơn nữa”.

Những người phụ nữ theo chồng ra đảo - ảnh 1

Gia đình Thượng úy Nguyễn Duy Tuân.


Câu chuyện về giá cả sinh hoạt đắt đỏ trên đảo Phú Quốc nhanh chóng lắng xuống khi chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của những gia đình cán bộ, chiến sĩ Vùng CSB 4. Thượng tá Nguyễn Đình Khương, Chủ nhiệm Chính trị Vùng CSB 4 thông báo nhanh: “Đơn vị có hàng chục đồng chí đưa vợ con từ đất liền ra đảo sinh sống thì có gần nửa phải đi thuê nhà. Đa số các gia đình đều trông chờ vào đồng lương và khoản phụ cấp khu vực 30% của anh em, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng chị em luôn vững vàng, thực sự là điểm tựa vững chắc để chồng yên tâm bám biển”.

Đến thăm các gia đình cán bộ, nhân viên Vùng CSB 4 đang thuê nhà trên đảo mới thấy sự vất vả của những người vợ. Đa số các chị đều có việc làm ổn định ở đất liền, nhưng vì mong muốn được ở gần chồng nên đã quyết định "hành quân" ra đảo. Chị Trần Thị Giang Châu, vợ Thiếu tá Dương Xuân Dũng, Trưởng ban Tuyên huấn Vùng CSB 4 vốn là cô giáo mầm non ở TP Nha Trang. Thế nhưng hơn 10 năm theo chồng ra đảo Phú Quốc, chị vẫn chưa tìm được công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Cuối cùng, anh chị bàn nhau mở căng tin trong đơn vị để có thêm thu nhập lo cuộc sống gia đình.

Cũng giống như chị Châu, nhiều chị ở đất liền có việc làm ổn định nhưng ra đảo vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. Tuy nhiên, điều đáng mừng và rất trân trọng là các chị luôn biết vượt lên khó khăn, cùng chồng lo toan cuộc sống. Chị Nguyễn Mai Thanh Thủy, vợ Thượng úy Nguyễn Duy Tuân, trợ lý quân khí, Phòng Kỹ thuật Vùng CSB 4, theo chồng ra đảo được 6 năm, chị đã làm nhiều công việc như kế toán, mở quán ăn và bây giờ mở đại lý bán vé máy bay. Chị Thủy tâm sự: “Được ở gần chồng là hạnh phúc rồi anh ạ. Có vất vả chút đỉnh nhưng thấm tháp gì so với sóng gió trên biển mà chồng em cùng đồng đội phải đối diện hằng ngày”.

Còn chị Tống Thị Bích Liên cũng đã chọn cho mình một công việc phù hợp. Nói chuyện với chúng tôi, chị cho biết: “Giá cả sinh hoạt ngoài đảo đắt đỏ. Có thêm thu nhập từ công việc của em, cuộc sống cũng bớt khó khăn. Quan trọng hơn là cùng chia sẻ gánh nặng lo toan cuộc sống gia đình với chồng”.

Cũng vì muốn được gần chồng mà nhiều chị đã vượt qua không ít thử thách. Chị Trần Thị Nhung (vợ Thượng úy Phạm Viết Hưng ở Hải đội 401) còn khoảng một tháng nữa là sinh con đầu lòng. Thời điểm này anh Hưng đang công tác trên biển nên chị đành trở về đất liền chờ ngày sinh em bé. Chị Nhung chia sẻ: “Anh Hưng vừa nhận nhiệm vụ trên biển, bố mẹ đều ở xa (vợ chồng chị cùng quê Hà Tĩnh -PV) nên em quyết định chuyển về sinh sống cùng em gái ở TP Hồ Chí Minh, lúc “vượt cạn” sẽ có người chăm sóc để chồng yên tâm công tác. Sau này khi cháu cứng cáp, mẹ con em lại ra đảo”.

“An cư mới lạc nghiệp” - câu nói trên càng nghĩ càng thấm thía với những cán bộ, nhân viên Vùng CSB 4. Đồng lương eo hẹp, chi phí sinh hoạt trên đảo đắt đỏ nên việc tích lũy để mua đất làm nhà với họ là điều vô cùng khó khăn. Thấu hiểu điều đó, mới đây lãnh đạo, chỉ huy Vùng CSB 4 đã làm việc với huyện Phú Quốc đề nghị cấp đất ở cho cán bộ, nhân viên đơn vị đang gặp khó khăn về nhà ở. Chính quyền địa phương đã đồng ý dành cho đơn vị 4,28ha đất để cấp cho cán bộ, nhân viên làm nhà. Đại tá Lê Văn Minh, Chỉ huy trưởng Vùng CSB 4 cho biết: “Đơn vị đã lập kế hoạch chi tiết và dự toán đối với việc phân lô chia cho cán bộ có nhu cầu về nhà ở trên tinh thần tạo điều kiện tối đa để anh em có thể an cư sớm trên đảo”.

Bài và ảnh: TUẤN MINH/QĐND

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !