Những người đưa báo Việt “nở hoa” trong Quốc hội Mỹ

20 năm trước, báo chí Việt Nam đã có một cú “đột nhập ngoạn mục” bằng việc phát hành tờ “Vietnam Opportunities” – tờ báo chỉ có những thông tin về Việt Nam xuất hiện trong Quốc hội Mỹ.

Những người đưa báo Việt “nở hoa” trong Quốc hội Mỹ - ảnh 1

Dịch giả, cựu phát thanh viên của Đài tiếng nói Việt Nam Trịnh Lữ (trái) và nhà báo Đỗ Lê Châu - nguyên Tổng biên tập tờ Vietnam Courrier (phải) những người

Khi những ý tưởng lớn gặp nhau

Giữa trưa hè tháng 6, Hà Nội nắng như đổ lửa nhưng ngay sau khi nghe tôi ngỏ ý muốn hỏi chuyện về tờ báo đối ngoại đầu tiên của Việt Nam “đột nhập” thành công vào Quốc hội Mỹ từ khi 2 nước chưa bình thường hóa quan hệ, nhà báo Đỗ Lê Châu đã ngay lập tức gật đầu và hẹn tôi đến một quán café nhỏ. 

Khoảng nửa tiếng sau, nguyên Tổng biên tập tờ “Vietnam Courrier” của Thông tấn xã Việt Nam, đã có mặt. Vừa ngồi vào bàn ông đã cất giọng kể với sự hào hứng: “Chuyện đã xảy ra cách đây hơn 20 năm rồi nhưng tôi vẫn còn nhớ khá rõ. Chính xác thì đó là tờ báo đối ngoại đầu tiên của Việt Nam được phát hành trực tiếp vào trong chính trường Mỹ. Có thể nói, đó cũng là tờ báo đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đến thời điểm này có số đăng ký và số phát hành trong Quốc hội Mỹ. Nếu bạn có dịp ghé qua Thư viện Quốc hội Mỹ và tìm lại, chắc chắn là các số báo này vẫn còn được lưu tại đó”.

Rồi khi sự hào hứng ban đầu đã “hạ nhiệt”, nhà báo Đỗ Lê Châu bắt đầu chậm rãi kể lại câu chuyện về sự ra đời của tờ “Vietnam Opportunities”.

Ngay trong dịp Tết Nguyên đán đầu năm 1995, dịch giả Trịnh Hữu Tuấn (bút danh Trịnh Lữ), cựu phát thanh viên của Đài tiếng nói Việt Nam nhưng đã chuyển sang định cư tại Mỹ từ năm 1987, đang về nước ăn Tết. Tình cờ, dịch giả Trịnh Lữ có cuộc gặp với nhà báo Đỗ Lê Châu, khi đó đang là Phó tổng biên tập thường trực của tờ Vietnam Courrier – tờ báo đối ngoại của nhà nước do Thông tấn xã Việt Nam xuất bản. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ chỉ kéo dài chừng hơn một tiếng đồng hồ, dịch giả Trịnh Lữ và nhà báo Đỗ Lê Châu đều bày tỏ một sự băn khoăn: Việt Nam và Mỹ chắc chắn sẽ sớm thiết lập bình thường hóa quan hệ. Nhưng hiện nay, trong dư luận nước Mỹ người ta hầu như chỉ biết đến cái tên Việt Nam là một cuộc chiến tranh nơi có rất nhiều binh sỹ Mỹ đã tử trận. Các doanh nghiệp Mỹ cũng như nghị sỹ gần như không có thông tin gì về Việt Nam và các chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư, hợp tác của Việt Nam. Phải làm thế nào để đưa được thông tin về Việt Nam vào nước Mỹ, vào chính trường và giới doanh nghiệp Mỹ.

Và rồi hai người đàn ông đó đã thống nhất cùng bắt tay nhau để cho ra đời một tờ báo “thuần Việt” ngay trong lòng nước Mỹ. Các bài báo sẽ được lấy tờ Thông tấn xã Việt Nam, chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh rồi đưa sang Mỹ chế bản, in ấn và phát hành. Họ cùng nhau chọn cho nó cái tên “Vietnam Oppotunities” (Cơ hội Việt Nam).

Có một điểm đặc biệt mà ít người biết là gần như toàn bộ nguồn tài chính ban đầu của tờ báo là khoản tiền trị giá 80.000 USD do một Việt Kiều tài trợ. Đặc biệt hơn nữa, nhà tài trợ cho “Vietnam Oppotunities” vốn là một sỹ quan của quân đội VNCH, khi đó đang sinh sống tại Mỹ.

Những người đưa báo Việt “nở hoa” trong Quốc hội Mỹ - ảnh 2

Những ngày đầu gian khó

Ý tưởng thì đã có. Nội dung đã có. Tài chính cũng đã có. Nhưng làm thế nào để phát hành một tờ báo ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương lại là một khó khăn “khổng lồ”. Năm 1995, Việt Nam chưa có Internet và phương thức chuyển tin duy nhất là dùng phương pháp Bit-Com (tương tự như kết nối dial-up) nhưng có tốc độ rất thấp. Để truyền được một bài báo sang Mỹ cũng phải mất gần nửa tiếng đồng hồ. Còn truyền một bức ảnh thì có khi phải vài tiếng.

Bài toán truyền tin đã được giải. Nhưng làm thế nào để có thể “số hóa” những bức ảnh và gửi đi khi mà máy ảnh kỹ thuật số thời bấy giờ cũng chưa có? Cuối cùng, Tổng biên tập – nhà sáng lập của “Vietnam Oppotunities” đã phải nhờ người xách tay một chiếc máy quét (scan) ảnh từ Mỹ về Việt Nam. Có máy scan rồi nhưng phần mềm để chạy nó thì ở Việt Nam cũng không có. Sau nhiều ngày lùng sục, cuối cùng chiếc máy scan đã hoạt động được và công việc cho ra đời số báo đầu tiên của tờ “Vietnam Oppotunities” được tăng tốc. Những bài báo, những bức ảnh lần lượt ì ạch “chui” qua đường truyền Bit-Com rùa bò để bay sang bên kia bờ Thái Bình Dương.

Nở hoa trên đất Mỹ

Tháng 2/1995, “Vietnam Oppotunities” phát hành số báo đầu tiên với 16 trang từ tòa soạn là một căn phòng nhỏ trong nhà riêng của dịch giả Trịnh Lữ. Bên dưới măng-set của tờ báo người ta chỉ thấy có 2 cái tên: Tổng biên tập Trịnh Lữ và Giám đốc địa phương (Country Manager) Đỗ Lê Châu.

“Mỗi lần báo in xong, tôi đã phải huy động tất cả những người quen thân của mình, từ vợ con cho đến mấy anh bạn đến đóng thùng, bỏ báo vào phong bì, dán tem, gửi đến địa chỉ người đặt…”, dịch giả Trịnh Lữ nhớ lại.

“Anh Trịnh Lữ vốn cũng là dân họa sỹ nên tờ báo do anh ấy thiết kế đẹp lắm. Nó được in trên giấy loại tốt, màu vàng nhạt còn chữ màu xanh lá cây… Cũng bởi vì thế nên chi phí in ấn khá cao, có lúc lên tới gần 5 USD/tờ”, nhà báo Đỗ Lê Châu kể.

Số báo đầu tiên với chỉ khoảng gần 1.000 tờ hết veo. Ban đầu nó chỉ được phát hành 2 số/tháng và được một số ít người đặt mua trực tiếp và gửi tặng cho văn phòng của một số thượng nghị sỹ, hạ nghị sỹ Mỹ. Nhưng “Vietnam Oppotunities” như một cơn mưa rơi xuống vùng đất đang khát thông tin về Việt Nam, đặc biệt là thông tin về các chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại cũng như các cơ hội đầu tư tại nhiều địa phương của Việt Nam nên ngay sau đó, các nghị sỹ Mỹ lần lượt đề nghị được nhận báo. Khi mà văn phòng của cả 535 nghị sỹ Mỹ đều đã có “Vietnam Oppotunities” thì nhiều người còn đề nghị được đặt 2-3 tờ vì với họ 1 tờ là không thể đủ nhu cầu.

“Số báo nào ra, anh Lê Văn Bàng, khi đó đang là Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đều đề nghị cho Sứ quán “xin” một số tờ để họ tặng cho các quan chức Mỹ”, dịch giả Trịnh Lữ kể lại.

Những người đưa báo Việt “nở hoa” trong Quốc hội Mỹ - ảnh 3

Và cứ thế, “cơn mưa” mang tên “Vietnam Oppotunities” lớn dần. Số lượng phát hành tăng nhanh từng kỳ. Ở thời kỳ cao điểm, đặc biệt là kể từ khi Việt – Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ vào tháng 7/1995, mối quan tâm về Việt Nam tăng cao đột ngột, tờ báo đã phải tăng lên từ 16 thành 32 trang và mỗi số phải in tới 5.000 -6.000 bản. Ở thời kỳ này, “Vietnam Oppotunities” đã phải liên tục mở thêm các chuyên mục mới để đáp ứng nhu cầu của độc giả là các nghị sỹ và quan chức của hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ. Tuy nhiên, trọng tâm của tờ báo vẫn là 3 phần chính: Phần về các chính sách của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, mỗi số đều phải có một bài phỏng vấn các Bộ trưởng kinh tế của Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp… và đặc biệt là phần “Investment Oppotunities” (Cơ hội đầu tư) trong đó cung cấp thông tin về các chính sách khuyến khích đầu tư, các dự án đang mời gọi đầu tư của các địa phương trong cả nước… được mở rộng hơn rất nhiều.

Đầu năm 1996, sau hơn 1 năm hoạt động “Vietnam Oppotunities” chính thức ngừng phát hành bởi…hết kinh phí. “Lúc đó chúng tôi cũng rất tiếc bởi mọi thứ đang hoạt động khá suôn sẻ còn độc giả là các nghị sỹ Mỹ thì vẫn rất hào hứng với tờ báo nhưng cũng chỉ vì nó được phát miễn phí nhằm quảng bá cơ hội Việt Nam nhiều quá nên nguồn thu không đủ. Thú thực là lúc đó chúng tôi cũng không nghĩ ra việc xin kinh phí từ phía Nhà nước để tiếp tục duy trì tờ báo. Đó là điều mà đến giờ tôi cảm thấy hối tiếc nhất đối với “Vietnam Oppotunities”, nhà báo Đỗ Lê Châu chia sẻ.

Lê Trí

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !