Những nghề "dị thường" hốt bạc tỷ

Nhiều nghề bị cho làm làm liều, "dị thường" đã đem lại cho chủ nhân hàng trăm triệu, bạc tỷ mỗi năm.

Anh Nguyễn Đình Quỳnh (Long Xuyên, Kinh Môn, Hải Dương) mới ba mươi tuổi nhưng rất mê những vật nuôi dị thường như nhím, trĩ, ngỗng trời. 

Anh Quỳnh hiện là ông chủ của đàn công gồm 30 con bố mẹ, 40 con non, tính sơ sơ đã trị giá bạc tỷ. Đàn công đem lại cho Quỳnh mỗi năm khoảng 300-400 triệu riêng tiền lãi và không bao giờ đủ hàng để bán.

Giá mỗi quả trứng công 600.000 - 800.000 đồng, một cặp công non hai tháng tuổi giá 3 triệu đồng, một cặp công trưởng thành có giá từ 18-25 triệu đồng.
Những nghề

Sam cảnh "độc" đắt nhất hàng trăm triệu mỗi con

Sam cảnh khi mới vào VN từng tạo ra một cơn "sốt" trong giới chơi cá cảnh. Song loài cá từ vài triệu đến giá "khủng" trăm triệu mỗi con này vừa là báu vật vừa là "nỗi sợ" của dân chơi.

Cá sam có xuất xứ ở các dòng sông của châu Mỹ, khi mới về Việt Nam, cá sam từng tạo một cơn sốt trong giới chơi cá cảnh tuy nhiên sau một thời gian kinh doanh sam cảnh, nhiều người đã phải từ bỏ.

Những nghề

Một chú sam hoàng đế có giá 17 triệu đồng. Ảnh D.T

Chị Lan, chủ một cửa hàng cá cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám cho biết: Sam được biết đến là một trong những loài cá cảnh đắt và đẹp hàng đầu. 

Sam cảnh có đặc điểm độc đáo về hình thù, tính cách và vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển nhưng cũng nhiều nguy hiểm. 

Thông thường sam được nuôi chung với cá rồng và cá hổ. Một bể cá có đủ 3 loại cá này là niềm mơ ước của nhiều người bởi đây là những loại cá đắt tiền, thể hiện đẳng cấp của người chơi.

Giá bán sam cảnh phụ thuộc vào loài, vẻ đẹp, kích thước, có khỏe mạnh, đã được thuần dưỡng hay chưa. 

Hiện nay trên thị trường những con sam đẹp có thể lên tới 80- 100 triệu đồng/con, một số loại có giá cao như sam black diamond thuần chủng size 22 khoảng 17- 60 triệu đồng; sam hoàng đế giá 15- 20 triệu đồng song cũng có nhiều loại sam chỉ có giá một vài triệu đồng. 

Giàu nhờ làm bạn với tử thần

Gia đình chị Hoàng Thị Dung và anh Phan Đình Công ở Buôn Ma Thuột, ban đầu, anh chị chỉ nhập rắn về nuôi lấy thịt bán. Nhưng sau thấy chăn nuôi đơn giản, ít tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc, thu nhập từ rắn cao, nên chị đã tìm hiểu cách nhân giống, gây đàn và đã thành công. 

Chị Dung cho biết: “Loài rắn hổ trâu thường ăn cóc, nhái, sinh trưởng rất nhanh, ít bệnh tật, trung bình một năm đạt từ 1,7kg-3kg/con. Sau 3 năm chăn nuôi, gia đình tôi đã có hàng trăm cặp rắn bố mẹ, rắn nuôi lấy thịt và rắn con”.

Những nghề

Chị Dung đã từ nghèo thành giàu nhờ nghề "làm bạn" với rắn hổ trâu.

Khi số lượng rắn còn ít, chị Dung phải chủ động mang đi bán cho từng quán ăn, sau đó, nhiều nhà hàng đã tìm đến thu mua với giá khá cao, từ 600.000đ – 1 triệu đồng mỗi kg rắn. Nhờ đó, nguồn thu nhập của gia đình tăng mạnh.

Nông dân bán cáp treo tự chế hàng trăm triệu

Từ đầu năm 2014 đến nay, nhà nông Nguyễn Hữu (44, Mimosa, phường 10, Đà Lạt) đã “bán cáp treo” cho nhiều nơi trong nước - từ các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng ra đến các tỉnh miền núi phía Bắc.

Từ đầu năm đến nay, ông Hữu đã bán công nghệ “cáp treo” khi “lấy hữu nghị” 75 triệu đồng tiền công tư vấn thiết kế và hướng dẫn lắp đặt, đưa vào sử dụng 2 hệ thống cáp treo tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Hà Giang, tổng chiều dài gần 1,5km vượt qua sông, suối với độ cao hàng chục mét để vận chuyển các loại vật liệu xây dựng như đá chẻ, gỗ lóng…

Tương tự, tại vùng biển Phan Thiết, Bình Thuận, ông Hữu “bán” 4 bản vẽ và 4 giàn máy điều khiển “cáp treo” với tổng trị giá hơn 70 triệu đồng. Hiện nay, giàn “cáp treo” này đã phát huy hiệu quả hoạt động với trọng tải mỗi “cabin” hơn 100kg cát, đá, xi măng… chuyển từ bờ biển vượt lên núi cao (từ 30-70m) để thi công các công trình xây dựng.

Buôn lá tre thành tỷ phú

Người phụ nữ từng bị dân làng coi là bà điên khi dồn hết vốn liếng vay mượn để mua lá tre về chất đống trong nhà, phơi khô ở sân. Nhiều lần giông tố, gió to, lá tre khô bay mất một nửa, kịp chạy được ít thì lá rách tả tơi. Mưa gió triền miền, bà Triệu cứ nhìn đống lá tre chất ngồn ngộn trong nhà mốc dần và rươm rướm 2 dòng lệ.

Những nghề

Bà Triệu "điên" lá tre mỗi nam xuất khẩu tiền tỷ từ loại lá tưởng bỏ đi này

Song kiên trì, bà đi khắp các nơi để thu mua lá tre, từ trong làng ngoài xã, rồi sang cả mạn Lương Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình), lên tận vùng Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang để thu mua. Đống lá tre chất trong nhà mỗi ngày một cao lên, thậm chí không có lối đi lại. 

Những năm 2000, ai cũng nhắc đến bà Triệu điên lá tre. Tuy nhiên, bà Triệu bỏ ngoài tai dư luận, việc mình làm mình cứ làm. Bà đến tận cơ sở thu mua lá tre của người Đài Loan ở Phú Thọ, sau đó học hỏi công nghệ sấy khô, ép lá bằng máy, bí quyết làm lá đủ độ dai mà không bị mốc. Sau đó, ngày đêm bà Triệu vay chạy tiền để đầu tư mua thiết bị máy móc. Thậm chí bà còn mời1 kỹ sư về nhà, nuôi cơm hàng ngày và nhờ người này dạy cách chế lá tre.

 Hiện giờ, trung bình mỗi vụ bà Triệu xuất đi 100 - 200 tấn lá tre sang nước ngoài, mỗi chuyến thu về hàng tỷ đồng.

B.T (tổng hợp)

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.