Cùng nhìn lại một năm 2021 đầy biến động với đại dịch Covid-19 và nhiều sự kiện chính trị quan trọng.
Theo trang Worldometers, tính đến ngày 5/12, trên toàn thế giới có hơn 265 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 5,2 triệu ca tử vong.
Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 với 49.934.791 ca mắc và 808.608 ca tử vong.
Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 34.633.255 ca mắc Covid-19 và 470.620 ca tử vong, tăng lần lượt 8.895 ca và 2.796 ca trong 24 giờ qua. Thứ ba là Brazil với 22.138.247 ca mắc và 615.606 ca tử vong.
Trong bối cảnh các ca mắc biến chủng Delta tiếp tục tăng, ngày càng nhiều quốc gia ghi nhận ca mắc biến thể mới Omicron. Ngay sau khi ca đầu tiên được phát hiện và công bố tại Nam Phi, biến thể siêu đột biến Omicron đã lan nhanh ra thế giới, bất chấp việc nhiều nước nhanh chóng đóng cửa biên giới với du khách đến từ các nước miền nam châu Phi.
Tính đến sáng ngày 5/12, biến chủng Omicron đã xuất hiện tại ít nhất 44 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung ở hầu khắp khu vực trên thế giới như châu Phi (Nam Phi, Botswana, Ghana…), châu Âu (16 nước, trong đó có Anh, Pháp Đức, Đan Mạch, Italy…), châu Mỹ (Mỹ, Brazil, Canada), Trung Đông (Israel, Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất, Saudi Arabia) và châu Á-Thái Bình Dương (Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka).
Sau đây là khoảnh khắc ấn tượng nhất thế giới năm 2021:
Cảnh hỏa táng các nạn nhân tử vong vì Covid-19 ở New Delhi, Ấn Độ.
Những người biểu tình ủng hộ ông Trump xông vào Điện Capitol tại Washington.
Tòa nhà 12 tầng Champlain Towers South ở thị trấn Surfside, Florida bị sập một phần được phá dỡ hoàn toàn.
Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris chào cựu Tổng thống Barack Obama trước lễ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của ông Joe Biden tại Washington.
Một em bé được trao cho quân đội Mỹ trên bức tường vành đai của sân bay Kabul, Afghanistan.
Hậu quả trận lũ lụt lịch sử ở Đức.
Những người di cư trên đường hướng đến Mexico.
Cháy rừng tàn khốc ở California, Mỹ.
Cuộc giao tranh giữa Israel và Palestine tại Khan Younis ở phía nam Dải Gaza.
Những người di cư tập trung tại một trung tâm vận tải và hậu cần gần biên giới Belarus-Ba Lan.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.