Những khám phá khoa học điên rồ nhất năm 2017
Dưới đây là những phát kiến điên rồ, ấn tượng và nhiều hứa hẹn nhất trong năm 2017, theo bình chọn của Business Insider:
Vùng đất bị mất tích này được gọi là Zealandia, nằm dưới đáy đại dương giữa New Zealand và New Caledonia. Nó không phải luôn chìm dưới đáy biển, bởi các nhà nghiên cứu đã tìm ra các hoá thạch cho thấy nhiều loại thực vật và sinh vật kỳ lạ từng phát triển tại đây.
Nhiều người cho rằng Zealandia nên được xếp vào danh sách 7 lục địa hiện có của Trái Đất.
Các sinh vật sống có hai loại cặp amino acid: A-T (adenine - thymine) và G-C (guanine - cytosine). Cùng nhau, chúng viết nên DNA của chúng ta và tạo nên nền tảng của tất cả các thông tin di truyền trong giới tự nhiên.
Nhưng các nhà khoa học cho biết họ đã phát minh ra 1 cặp mới, phi tự nhiên: X-Y.
Vào tháng 11, họ đã cho thấy các phần tế bào tổng hợp này có thể hoạt động hoàn hảo bên cạnh các cặp tự nhiên trong DNA của vi khuẩn E.Coli như thế nào.
Floyd Romesburg - người đứng đầu nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Scripps (California) - cho biết phát minh mới của ông có thể giúp cải thiện cách chúng ta chữa trị các căn bệnh. Ví dụ, nó có thể thay đổi các các protein thoái hoá bên trong cơ thể, giúp các loại thuốc tồn tại trong hệ thống của chúng ta lâu hơn. Romesburg nói rằng nhóm của ông đang tìm hiểu xem phát minh này sẽ giúp ích thế nào trong điều trị ung thư và các loại thuốc chữa bệnh tự miễn dịch.
Sự hình thành của số vàng trị giá 100 tỷ tỷ tỷ USD diễn ra khi hai ngôi sao siêu nhỏ, siêu đặc va chạm vào nhau ở một nơi cách Trái Đất 130 triệu năm ánh sáng. Vụ va chạm này còn tạo ra một lượng lớn bạc và bạch kim, và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các nhà khoa học được chứng kiến vụ va chạm của hai ngôi sao neutron.
Hai ngôi sao này chạm vào nhau với tốc độ khoảng 1/3 vận tốc ánh sáng, tạo ra các làn sóng trọng lực; các thiết bị khoa học trên Trái Đất đã thu được các làn sóng này, mà theo các nhà thiên văn học thì chỉ xảy ra 1 lần trong 100.000 năm.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một hang động dài khoảng 30,5 mét bằng cách sử dụng một công nghệ hình ảnh tiên tiến dựa trên các hạt tốc độ cao gọi là muon. Các hạt này được tạo ra khi các tia vũ trụ từ các siêu tân tinh, các sao neutron đang nhập lại, các hố đen và các vật thể năng lượng cao khác bay tới Trái Đất và tương tác với các phân tử không khí.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tia vũ trụ này để "nhìn" xuyên qua hàng triệu tấn đá trong kim tự tháp và phát hiện ra một không gian rỗng được giấu kín thông qua các máy dò hạt. Họ chắc chắn đến 99,9999% rằng không gian rỗng rộng lớn này có tồn tại, nhưng không cho rằng đó là một ngôi mộ đặc biệt, hay một căn phòng nào đó.
Liệu pháp này được gọi là liệu pháp CAR T-cell, chữa ung thư theo một cách hoàn toàn mới bằng cách lấy các tế bào trong người bệnh nhân, tái lập trình chúng và sau đó đưa chúng vào lại cơ thể để đi săn các tế bào ung thư.
Hồi tháng 8 vừa qua, FDA đã cho phép Kymriah - một phương pháp sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể để tấn công bệnh bạch cầu lympho cấp tính ở trẻ em. Phương pháp này có chi phí 475.000 USD mỗi bệnh nhân.
Đến tháng 10, một liệu pháp CAR-T khác là Yescarta đã được cho phép tiến hành trên người trưởng thành để điều trị một căn bệnh ung thư máu gọi là tế bào lympho B-cell non-Hodgkin.
Vào tháng 7, một tảng băng có kích thước bằng bang Delaware (Mỹ) đã tách khỏi tảng băng lớn Larsen C ở Nam Cực và bắt đầu trôi dạt trên biển. Đây là tảng băng trôi lớn thứ 3 trên thế giới từng được ghi lại.
Các nhà khoa học còn lo lắng về lãnh nguyên băng ở Bắc Cực: hồi tháng 12, Cục địa chất và hải dương học quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết "Bắc Cực không có dấu hiệu quay về thời kỳ băng giá như nó đã từng cách đây vài thập kỷ".
7 hành tinh này là vệ tinh của một ngôi sao trong hệ mặt trời "hàng xóm" của chúng ta, được biết đến với tên gọi TRAPPIST-1. Có ít nhất 6 trong số chúng là các hành tinh đá giống Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng những hành tin này nằm trong tình trạng Goldilocks Zone - tức là không quá nóng, không quá lạnh, vừa đủ cho sự sống sinh sôi. Chúng cũng khá gần với Trái Đất: chỉ khoảng 40 năm ánh sáng mà thôi.
Theo các nhà khoa học của NASA thì khoảng cách này là đủ gần để có thể tiến hành các bước nghiên cứu sâu hơn.
Trước khi tàu thăm dò Cassini rơi vào ngày 15/9 vừa qua, nó đã kịp chụp và gởi về một tấm ảnh tuyệt vời về Sao Thổ, bởi từ trước đến nay chúng ta chưa được nhìn thấy tấm ảnh nào về hành tinh này cả!
Sau 13 năm làm vệ tinh bay quanh Sao Thổ, sứ mệnh cuối cùng của Cassini bắt đầu với việc bay qua mặt trăng của Sao Thổ là Titan, sau đó phóng qua quãng đường 1931km giữa Sao Thổ và vành đai băng của nó.
Cuối cùng, tàu thăm dò này đâm xuống các đám mây của Sao Thổ và bị đốt cháy hoàn toàn - một sự việc mà các nhà khoa học đã dự tính trước nhằm tránh trường hợp tàu này hết nhiên liệu và đâm vào một trong các mặt trăng của Sao Thổ.
Embrace là hệ thống MRI (chụp cộng hưởng từ) đầu tiên được chứng nhận an toàn để có thể đặt vào cùng một căn phòng với các trẻ sơ sinh đang được điều trị trong bệnh viện.
Trước khi các em bé này đươc quét cơ thể, chúng sẽ được quấn trong một bộ đồ đặc biệt và đeo nhét tai MRI. Sau đó, bác sỹ sẽ được chúng vào trong một đoạn ống để thu thập thông tin về tình trạng của trẻ.
Máy quét này trông giống các hệ thống ống khí nén tại các ngân hàng drive-thru (lái xe ngang qua để rút tiền) của Mỹ. Hệ thống này được bao bọc hoàn toàn, có nghĩa là các em bé không phải lo sợ về việc bị ảnh hưởng bởi bức xạ hay các nam châm lớn trong máy.
Hệ thống đẩy thường là phần đắt tiền nhất trong một hệ thống phóng tên lửa nhiều giai đoạn, và thông thường chúng sẽ "an nghỉ" dưới đáy đại dương chỉ sau một lần sử dụng.
Nhưng CEO SpaceX là Elon Musk đã tìm ra cách chế tạo các hệ thống đẩy có thể tái sử dụng cho tên lửa Falcon 9 và Falcon Heavy, cho phép sử dụng lại khá nhanh và còn rẻ nữa, giúp tiết kiệm đến 18 triệu USD mỗi lần phóng.
Lần đầu Musk thu lại được một trong những tên lửa có khả năng tái sử dụng nói trên là vào ngày 30/3, khi tên lửa Falcon 9 đưa một vệ tinh lên quỹ đạo, sau đó hệ thống đẩy giai đoạn 1 của nó rơi xuống tầng khí quyển và tự hạ cánh trên một chiếc tàu đang đậu ở Đại Tây Dương.
Nếu thành công, quá trình cấy ghép một số bộ phận nội tạng của lợn lên người sẽ là một bước tiến lớn đối với hơn 118.000 bệnh nhân đang đợi được cấy ghép tại Mỹ.
Hồi tháng 8, startup công nghệ sinh học tại Cambridge - eGenesis - đã thông báo rằng công ty đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để xử lý các con lợn không cho phép chúng truyền các virus nguy hiểm sang người, một rào cản lớn từ trước đến nay trong nỗ lực sử dụng an toàn các bộ phận của lợn trên cơ thể người.
Một thành tựu khác của CRISPR trong năm nay là việc các nhà sinh học tại Oregon chỉnh sửa thành công DNA của phôi người. Đây sẽ là bước đi đầu tiên đến ngày mà chúng ta có thể chỉnh sửa và loại bỏ các bệnh do gene gây ra, chỉnh sửa các đột biến trên các bào thai người. Tuy nhiên nhiều người lo ngại rằng nếu việc này được thông qua sẽ dẫn đến những tác động lên quá trình tiến hoá của con người, hoặc dẫn đến một tương lai nơi các đứa bé được "thiết kế ra".
Các nhà khoa học tại Trung Quốc đã thử nghiệm dịch chuyển tức thời các hạt ánh sáng (photon) từ mặt đất ra ngoài không gian bằng cách sử dụng gương và tia laser. Đây là thành công lớn đối với các nhà vật lý lượng tử - những người cho rằng phát kiến này sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta vận chuyển năng lượng và thông tin vòng quanh thế giới.
Tuy nhiên kỹ thuật này lại có lợi đối với lĩnh vực máy tính nhiều hơn, bởi nó có thể tạo ra một loại máy tính lượng tử hoàn toàn mới, hoạt động theo những cách mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Loại internet lượng tử siêu tốc này sẽ an toàn hơn, nhanh hơn và không thể bị hack.