Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam

Sáng nay, lễ đón chính thức Tổng thống Pháp Francois Hollande do Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì đã diễn ra trang trọng tại Phủ Chủ tịch. Sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo đã có buổi hội đàm thảo luận về các vấn đề quan tâm chung giữa hai quốc gia.

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Tổng thống Pháp sau hơn 12 năm, kể từ sau chuyến thăm của Tổng thống Jacques Chirac đến thăm hồi 2004. 

Lễ đón đã diễn ra trang trọng tại Phủ Chủ tịch. Sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo đã có buổi hội đàm thảo luận về các vấn đề quan tâm chung giữa hai nước. 

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande nhằm cụ thể hóa nội hàm Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, cụ thể hóa các hướng hợp tác về chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế... Nhân dịp này, hai bên cũng sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy một số thỏa thuận hợp tác quan trọng trong nhiều lĩnh vực; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 1

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/4/1973. Trải qua hơn 40 năm, hai nước đã có nhiều nỗ lực vượt qua các khác biệt và đưa quan hệ song phương phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, mà đỉnh cao là việc hai nước ký Hiệp định Đối tác Chiến lược tháng 9/2013.

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 2

Thời gian qua, quan hệ hai nước có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Từ đầu năm đến nay, Chủ tịch Quốc hội Pháp Claude Bartolone và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean - Yves Le Drian đã thăm Việt Nam và chuyến thăm của Tổng thống Pháp vào đầu tháng 9/2016.

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 3

Việt Nam và Pháp cũng thiết lập nhiều cơ chế hợp tác, điều phối quan hệ song phương như Đối thoại Chiến lược ngoại giao - quốc phòng, Đối thoại chiến lược về quốc phòng, Đối thoại thường niên cấp cao về kinh tế, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp.

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 4

Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam trong EU (sau Đức, Anh, Hà Lan và Italy); kim ngạch hai chiều năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD. Pháp cũng là quốc gia đứng thứ hai châu Âu (sau Hà Lan) và thứ 16 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 3,4 tỷ USD.

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 5

Pháp hiện quan tâm hợp tác với Việt Nam về năng lượng, hàng không vũ trụ, phát triển cơ sở hạ tầng, viễn thông, nông nghiệp… Hai bên cũng tích cực hợp tác tại nhiều diễn đàn quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, ASEM, hợp tác ASEAN - EU, Pháp ngữ...

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 6

Tổng thống Pháp Francois Hollande trong buổi hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 7

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong buổi hội đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande.

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 8

Buổi chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước của hai nhà lãnh đạo.

Những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống Pháp thăm Việt Nam - ảnh 9

Hai nhà lãnh đạo trong buổi họp báo chung được tổ chức ở Phủ Chủ tịch.

Tóm tắt quan hệ kinh tế Việt Nam - Pháp

Pháp có cả bề dày là nhà tài trợ ưu tiên của Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2014, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã tài trợ cho 79 dự án, với tổng giá trị khoảng 1,6 tỉ euro và đã mang lại lợi ích cho 30 triệu người, tức cứ 3 người Việt Nam thì có gần một người được hưởng lợi. Tổng cục Ngân khố của Pháp cũng đã tài trợ 40 dự án kể từ năm 1998, với tổng cam kết là 600 triệu EUR. Cam kết của Pháp cho sự phát triển Việt Nam được tiếp tục. Trong năm nay, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã đặt mục tiêu cam kết 100 triệu euro dưới hình thức các khoản cho vay ưu đãi. Việt Nam như vậy là nước được hưởng nhiều thứ 2 nguồn trợ giúp chính thức cho phát triển của Pháp tại châu Á.

Việt Nam cũng là một đối tác thương mại quan trọng. Xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam đã tăng gần gấp đôi từ năm 2014 đến 2015 (+85,3%) và lần đầu tiên vượt kim ngạch tỉ euro (1,4 tỉ EUR năm 2015 so với 764 triệu EUR trong năm 2014). Nhập khẩu của Pháp từ Việt Nam đã tăng 32,8% và đạt 4,1 tỉ EUR, đưa Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu của Pháp trong khu vực ASEAN. Mặt khác, Hiệp định Trao đổi Tự do EU-Việt Nam, có hiệu lực vào năm 2018, sẽ tạo nên những cơ hội hợp tác mới cho các doanh nghiệp của chúng ta.

Hiện Pháp là nhà đầu tư đứng thứ 3 châu Âu, sau Hà Lan và Anh (với tổng giá trị đầu tư 3,4 tỉ USD). Có gần 300 doanh nghiệp Pháp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp cỡ trung bình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và rất thành công trong nhiều lĩnh vực. Quả thật, các doanh nghiệp cung ứng của Pháp có rất nhiều thế mạnh đối với Việt Nam, và đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam. Lĩnh vực hàng không (50% xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam năm 2015), giao thông đô thị (các doanh nghiệp Pháp tham gia xây dựng các tuyến metro tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Pháp đã tài trợ tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội) hay trong lĩnh vực năng lượng và phát triển bền vững. Kỹ năng và kinh nghiệm của Pháp cũng được biết đến trong những lĩnh vực khác, từ dược phẩm (20% xuất khẩu của Pháp), nông nghiệp thực phẩm (cũng chiếm 20% xuất khẩu của Pháp), các sản phẩm xa xỉ cho tới các công nghệ mới (French Tech Viet tại thành phố Hồ Chí

Minh). Trong lĩnh vực nông nghiệp, Pháp có thể đóng góp những giải pháp (gen, thức ăn gia súc..) cho phép cải thiện sản lượng một cách bền vững và đảm bảo an toàn sức khỏe đối với các thực phẩm được sản xuất trong nước.

Hợp tác văn hóa, giáo dục

Lĩnh vực giáo dục là một bộ phận quan trọng của quan hệ Pháp-Việt. Một mặt, rất nhiều người Việt Nam mong muốn học tiếng Pháp. Hiện nay, ước tính có 48.000 trẻ em học tiếng Pháp như ngoại ngữ 1 hoặc ngoại ngữ 2, trong cả nước (tăng 2.000 em so với năm 2012-2013). Tiếng Pháp và đặc biệt hệ thống các lớp song ngữ (giảng dạy tăng cường tiếng Pháp ngoại ngữ 1, giảng dạy các môn không Ngôn ngữ) được chú ý vì đây đồng nghĩa với giáo dục chất lượng cao và cho phép tiếp cận việc học tập tại Pháp. Mặt khác, Pháp mỗi năm đón tiếp rất nhiều sinh viên Việt Nam. Số lượng sinh viên Việt Nam đông đảo thứ 2 trong cộng đồng sinh viên châu Á tại Pháp (khoảng 6 500 sinh viên), đất nước thứ 3 trên thế giới đón tiếp nhiều du học sinh Việt Nam, không tính các nước đón tiếp sinh viên Việt Nam trong khu vực châu Á. Có hàng chục nghìn cựu du học sinh Việt Nam đã học tập tại Pháp, trên tất cả các lĩnh vực. Các cựu du học sinh này rất gắn bó với Pháp và góp phần vào sự hợp tác năng động của chúng ta, đặc biệt qua mô hình « France Alumni Vietnam » do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam thực hiện.

Pháp và Việt Nam cũng đã phát triển nhiều chương trình hợp tác đại học và khoa học. Đại học Khoa học và Công nghệ (USTH) Hà Nội, được xây dựng vào năm 2009 thông qua một hiệp định liên chính phủ là một ví dụ điển hình. USTH thực hiện các chương trình đào tạo đa ngành (công nghệ sinh học-sinh dược, công nghệ thông tin và truyền thông, nước-môi trường, hải dương học, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, không gian và ứng dụng) với sự hỗ trợ các trung tâm nghiên cứu hỗn hợp Pháp-Việt trình độ cao. Một đội ngũ hơn 50 trường đại học của Pháp và các tổ chức nghiên cứu thực hiện hỗ trợ về mặt sư phạm, khoa học và tổ chức cho nhà trường. Sự độc đáo của USTH thể hiện ở chỗ nhà trường vận hành dựa trên 3 hoạt động vững chắc : giảng dạy, nghiên cứu và kết nối với các doanh nghiệp. Pháp cũng tham gia trong lĩnh vực khoa học thông qua Ngôi nhà khoa học và công nghệ tại Hà Nội, một tập hợp của nhiều cơ quan nghiên cứu (CIRAD, IRD, CNRS, EFEO, etc.).

Trong lĩnh vực y tế, hợp tác giữa Pháp và Việt Nam đã cho phép đào tạo, kể từ đầu những năm 1990, hơn 2500 bác sĩ và chuyên gia cũng như cán bộ y tế, cả tại Pháp và tại Việt Nam, thông qua những chương trình đào tạo đặc thù. Hiện nay, sự hợp tác song phương này được lồng ghép với hợp tác tại Quỹ Toàn cầu phòng chống Aids, Lao và Sốt rét, mà Pháp là nước đóng góp lớn thứ 2.

Pháp thực hiện một chính sách đặc biệt năng động trong lĩnh vực văn hóa thông qua Viện Pháp tại Việt Nam, hệ thống bao gồm l’Espace (Viện Pháp tại Hà Nội), Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Đà Nẵng và IDECAF tại TP Hồ Chí Minh. Mỗi năm, mạng lưới văn hóa này tổ chức khoảng 60 buổi hòa nhạc và buổi biểu diễn, khoảng 60 buổi gặp gỡ và tọa đàm, khoảng 20 triển lãm, và hơn 200 buổi trình chiếu phim Pháp và Pháp ngữ. Rạp chiếu phim của Viện Pháp đã thu hút gần 25 000 khán giả năm 2015, không kể hơn 400 000 khán giả mỗi năm đã tới xem phim Pháp tại các hệ thống rạp chiếu phim trên toàn quốc. Ấn bản sách của Pháp cũng đã tăng trưởng mạnh với 194 đầu sách được bán cho các nhà xuất bản Việt Nam trong năm 2015. Liên quan tới lĩnh vực này, việc cùng thời điểm ra mắt bộ phim Eternité cùng với tiểu thuyết L’élégance des veuves dự kiến vào các ngày 5 và 7 tháng 9 là sự kiện tiêu biểu cho sự hiện diện của các ngành công nghiệp văn hóa của Pháp tại Việt Nam và sự hỗ trợ của Viện Pháp cho sự phát triển của các ngành này.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Năm Pháp-Việt Nam 2013-2014 đã được tổ chức. Năm chéo Pháp-Việt này là dịp để thể hiện rõ nét những trao đổi của Pháp với Việt Nam, trên rất nhiều lĩnh vực (văn hóa, giáo dục, hợp tác kinh tế, du lịch, vv..).

Hợp tác bảo vệ môi trường

Biến đổi khí hậu là một thách thức lớn đối với Việt Nam, một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Pháp đã cam kết rất nhiều lần về chủ đề này và nhất là tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP21 mà Paris đã tổ chức vào tháng 11 năm 2015.

Việt Nam nhận thức rõ mức độ trầm trọng của vấn đề khí hậu toàn cầu nóng lên và đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (1994) và Nghị định thư Kyoto (2002). « Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu » (2008) huy động sự tham gia của tất cả các bộ ngành trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Kể từ đó rất nhiều sáng kiến đã nối tiếp nhau ra

đời và biến đổi khí hậu đã được đưa vào trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cho tới năm 2020. Sau cùng, Việt Nam đã cam kết ở cấp độ quốc tế, với việc nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo tại Hội nghị COP21 khoản đóng góp 1 triệu USD của Việt Nam cho « Quĩ khí hậu xanh ».

Pháp đã rất sớm ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đặc biệt thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Tổng cộng, trong giai đoạn 2006-2015, 525 triệu euro đã được cung cấp cho Việt Nam thông qua 17 dự án và các chương trình phát triển tham gia vào chống biến

đổi khí hậu và ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu. Các dự án « khí hậu » hiện chiếm hơn 50% tổng các khoản cam kết của AFD tại Việt Nam trong giai đoạn này. Các lĩnh vực phát triển về đô thị, năng lượng, nông nghiệp và quản lý nước được đặc biệt chú ý. Kế hoạch hành động của AFD cho giai đoạn 2016-2020 cũng sẽ nhấn mạnh tới những vấn đề môi trường. Cam kết này sẽ được cụ thể hóa bằng việc ký kết nhiều thỏa thuận trong năm 2016, đặc biệt nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp.

Xuân Phú

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !