Những giếng nước đắt đỏ ở Đắk Nông: Chi nửa tỷ đồng tìm nguồn nước

Cứ mỗi lần mùa khô đến, người dân tại các thôn Tân Lập, Nam Định, xã Đắk Ghềnh (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) phải “vật vã” tìm nước tưới, nước sinh hoạt. Nhiều hộ khoan hơn 10 cái giếng nhưng không đủ nước dùng. Bi hài hơn, có hộ mua đất chỉ vài ba triệu nhưng mất gần nửa tỷ đồng để khoan giếng.

Nhiều ao, hồ chứa nước tại xã Đắk Ghềnh đã khô trơ đáy.

5 lần bơm được 200 lít nước

Dẫn PV đi một vùng quanh diện tích hơn 2ha rẫy của mình, anh Nguyễn Văn Huy, trú thôn Nam Định (xã Đắk Ghềnh) cho hay, gần 2 tháng nay, trên địa bàn không có một giọt mưa, cây cối trên rẫy của anh phần đã chết, phần thì đang héo dần héo mòn vì thiếu nước tưới.

Để cứu cây, anh Huy đã bỏ ra cả trăm triệu đồng thuê thợ, thuê máy về khoan giếng nhưng không mang lại kết quả. “Vùng này cao, đất nhiều sỏi đá. Thời gian nắng cũng kéo dài quá lâu nên suối khô, giếng cạn. Chúng tôi thật sự đang gặp rất nhiều khó khăn trong mùa nắng hạn này”, anh Huy chia sẻ.

Những khu vườn bỏ hoang. Cũng theo lời người nông dân này, tính đến mùa khô năm 2019, gia đình anh đã khoan 12 cái giếng quanh rẫy, tốn hơn 100 triệu đồng nhưng vẫn chưa có nước tưới. Thấy số tiền bỏ ra không hiệu quả, vợ chồng anh bàn nhau, vay vốn ngân hàng, mua luôn một chiếc máy khoan giếng với giá hơn 200 triệu để tự khoan giếng, tìm nước tưới.

Anh Huy cho biết: “Trong số 12 cái giếng mà tôi đã khoan, cái cạn thì tầm 60m, cái sâu khoảng 90m. Thế nhưng, chỉ có duy nhất 1 cái có nước. Vào mùa hạn này, giếng có nước cũng chẳng ăn thua, tôi phải bơm 5 lần mới được 200 lít nước để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt”.

Cánh đồng toàn cỏ cháy.

Tương tự, gia đình ông Vũ Văn Hiển (thôn Nam Định) cũng bỏ ra cả 100 triệu đồng để khoan 10 cái giếng, tìm nước tưới và sinh hoạt. Tuy nhiên, đến nay gia đình cũng phải “mót” từng tí nước từ đáy giếng lên để dùng vì việc khoan giếng không mang lại kết quả.

Cũng như gia đình anh Huy, khi bỏ chi phí ra quá nhiều để thuê máy, thuê thợ khoan giếng nhưng không mang lại kết quả, ông Hiển đã bàn bạc với 3 hộ dân khác, góp tiền mua 1 cái máy khoan giếng về để tự khoan, tìm nước trong mùa hạn.

Ruộng lúa trơ gốc rạ.

Ông Hiển chia sẻ: “Vùng này nhiều đá tầng, hiếm nước nên bà con ai cũng phải khoan từ 8-10 cái giếng, có nhà còn khoan nhiều hơn. Thế nhưng, mỗi lần khoan giếng cũng phải mất cả chục triệu đồng tiền công thợ, máy móc, ống nhựa, ăn uống… mà chưa chắc có nước. Bởi thế, bà con chúng tôi bàn bạc nhau góp vốn, mua máy khoan về để tự khoan. Ban đầu tuy có tốn kém nhưng tính đường dài thì lợi hơn rất nhiều”.

Dàn máy khoan anh Hiến tự mua để khoan giếng.

Mua đất hơn 3 triệu, khoan giếng gần nửa tỷ đồng

Bi hài nhất là trường hợp của anh Nông Đức Tuyên, thôn Tân Lập.

Anh Tuyên cho hay, nhà anh ở xã Cư Knia, huyện Cư Jút. Năm 1996, anh đến xã Đắk Ghềnh mua mảnh đất hơn 2ha với giá 3,5 triệu đồng.

Đắk Ghềnh và vùng đất cao, có nhiều đá tầng nên dễ bị hạn vào mùa khô.

Sau khi cải tạo đất, anh tiến hành trồng hồ tiêu để phát triển kinh tế. Đến năm 2015, khi thời tiết nắng hạn kéo dài, sợ vườn hồ tiêu chết, anh Tuyên thuê thợ, thuê máy về khoan giếng, tìm nước tưới.

Thế nhưng, khoan 10 cái giếng, mỗi cái sâu từ 70-90m khắp các điểm trong rẫy, anh Tuyên và nhóm thợ vẫn lực bất tòng tâm vì không tìm được giọt nước nào.

Nhiều hộ gia đình đang khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt.

Hết cách, anh bỏ ra vài chục triệu đồng thuê một nhóm địa chất ở nơi khác về dò tìm nguồn nước. Sau khi được nhóm địa chất dò tìm, tư vấn, anh khoan thêm 6 cái giếng nhưng vẫn chẳng thấy nước đâu.

Anh Tuyên kể: “Năm 2015, tôi hết khổ vì việc khoan giếng. Lúc đó giá hồ tiêu đang cao, khoảng 160-180 ngàn đồng/kg. Vườn hồ tiêu lúc đó là thu nhập chính của gia đình nên bằng mọi giá, tôi phải tìm được nước để tưới cây. Vậy nhưng, khoan liên tục mười mấy cái giếng sâu từ 70m-90m mà chẳng có nước khiến tôi mất ăn mất ngủ, lo lắng đủ đường”.

Cuối cùng, anh Tuyên về tỉnh Đắk Lắk, tìm hiểu thông tin và tiếp tục bỏ tiền ra để “cầu cứu” đoàn địa chất tỉnh này. Sau mấy ngày đo đạc, dò tìm, nhóm cán bộ địa chất đã chỉ cho anh Tuyên khoan ở điểm đất có tọa độ cao nhất trong rẫy của mình. Đồng thời, anh Tuyên cũng nhận được lời khuyên chỉ khoan đúng 38m, không được khoan sâu hơn.

Những cánh đồng trơ trụi.

Nửa tin nửa ngờ khi khoan ở các điểm thấp không có nước nhưng anh Tuyên vẫn phải nghe lời nhóm địa chất vì sợ vườn tiêu chết. Nào ngờ, đúng như tính toán của nhóm cán bộ địa chất, anh Tuyên khoan đến 38m thì có nước và tưới thoải mái cho đến bây giờ.

Anh Tuyên hóm hỉnh cho hay: “Khi nhóm địa chất chỉ điểm khoan ở nơi cao nhất, tôi cũng làm theo nhưng rất nghi ngờ. Bởi lẽ, trước đó tôi đã khoan rất nhiều chỗ ở gần suối mà chẳng có nước. Tuy nhiên, đúng như dự đoán của họ, tôi khoan ở điểm cao nhất thì có nước. Sau khi có nước, tôi mừng quá, mổ heo, gà mời bà con đến ăn mừng”.

Cỏ cây đều khô héo vì nắng nóng.

Cũng theo lời anh Tuyên, sau gần 2 tháng trời, khoan 17 giếng anh mới có nước tưới. Tổng chi phí anh bỏ ra để tìm nước gần 500 triệu đồng. “Tôi mua 2ha đất với giá hơn 3 triệu đồng nhưng mất gần nửa tỷ đồng để khoan giếng. Tiền ống nước, tiền mua nước mồi, tiền thợ, tiền thuê địa chất… rất tốn kém. Hồi đó hồ tiêu có giá, tiền bạc rủng rỉnh chứ như thời điểm này, hồ tiêu chỉ vài chục ngàn/kg thì nước hết cũng chịu”, anh Tuyên chia sẻ.

Anh Tuyên khoan 17 cái giếng, mất gần nửa tỷ đồng mới có nước dùng.

Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Đắk Ghềnh cho hay, trên địa bàn xã cũng có đập chứa nước để phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của bà con. Tuy nhiên, các thôn Nam Định, Tân Lập ở xa, địa hình có nhiều đá bàn, đá tầng nên thường xảy ra khô hạn, thiếu nước tưới. Vì vậy, bà con nơi đây phải khoan nhiều giếng để tìm nước.

Trần Nhân
Từ khóa: Mùa khô Khoan giếng Tìm nước Đắk Ghềnh Đắk Mil Đắk Nông

WWF kêu gọi các quốc gia kiên định đàm phán Hiệp ước chống ô nhiễm nhựa toàn cầu

Vòng đàm phán thứ ba về Hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu của LHQ đã kết thúc tại Nairobi, Kenya mà không đạt được kế hoạch nào để thúc đẩy việc đàm phán, dù phần lớn các quốc gia đều ủng hộ một hiệp ước có sức mạnh dựa trên các quy tắc toàn cầu.

8X đau lòng nghe chồng nói 'tôi phải lén lút ngủ với cô'

Người phụ nữ trong chương trình Hẹn ăn trưa tự nhận vì yêu quá nhiều mà phải chịu cảnh là vợ hợp pháp nhưng không được chung sống cùng chồng. Sau 7 năm sống xa cách, cô lâm vào cảnh trầm cảm kéo dài.

Cuộc tình ngang trái và ngày đoàn tụ đầy nước mắt sau gần 30 năm

Tại phòng xét nghiệm ADN, người đàn ông ôm mặt khóc nức nở khi cầm trên tay tờ kết quả xét nghiệm. Chàng trai ngoại quốc cũng rơi nước mắt khi biết người bên cạnh là cha mình.

Mẹ chồng nhảy cực sung trong đám cưới, con dâu hạnh phúc cổ vũ không ngừng

Thời gian qua, các video mẹ chồng mặc áo dài nhảy múa trong đám cưới thu hút người xem trên mạng xã hội. Các nàng dâu cũng thích thú, cổ vũ không ngừng.

3 diễn viên nổi tiếng vắng bóng danh sách phong tặng NSND là ai?

Theo Quyết định số 724/QĐ-CTN do Chủ tịch nước ký ngày 22/6/2023, có 77 cá nhân được phong tặng danh hiệu NSND nhưng không thấy có tên NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Chí Trung, NSƯT Thanh Loan.

4h sáng, luật sư nhận cuộc gọi của người phụ nữ khóc ngất vì bị lừa tiền lần 2

Có hôm 4h sáng, luật sư Vũ Hoàng Long nhận được cuộc gọi từ một phụ nữ ở TP.HCM. Rồi cô ấy khóc ngất khi biết đã bị kẻ mạo danh lừa lấy hơn 100 triệu đồng.

Quy định mới về cấp đổi giấy phép lái xe

Từ 1/12 tới đây sẽ có một số thay đổi về quy định cấp, đổi và lệ phí cấp đổi Giấy phép lái xe (GPLX) mà người dân cần lưu ý.

Chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân.

Ý kiến khác nhau về quy định nồng độ cồn trong hơi thở lái xe bằng 0

Liên quan đến việc xử lý nồng độ cồn, các Đại biểu Quốc hội đưa ra 2 luồng ý kiến khác nhau. Một số ủng hộ quan điểm đã lái xe là không có nồng độ cồn trong hơi thở, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên quy định ngưỡng nhất định.

Câu nói xúc động của Đại úy Công an đứt lìa 2 chân: 'Cha, mẹ sao rồi'

Đại úy Trần Hoàng Ngôi, người bị đứt lìa hai chân khi truy bắt các đối tượng cát tặc, tỉnh dậy sau cuộc phẫu thuật không quan tâm đến sức khỏe của mình mà hỏi "cha, mẹ sao rồi".

Đang cập nhật dữ liệu !