Những chứng tích của “đường HCM trên Biển Đông”

Ngày nay, những dấu tích còn lại trên con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển là những bến cảng, những lạch sông... đều đang “vươn mình” khi đất nước đổi mới. Dù đổi mới từng ngày nhưng nơi đây không thể quên được những ngày tháng oanh liệt năm xưa và nhắc lớp cháu con về tầm chiến lược, an ninh, chính trị của Biển Đông với đất Việt yếu dấu.

 “Di tích tàu không số”

Tại khu Lũng Xanh dưới chân núi Vạn Hoa thuộc bán đảo Đồ Sơn là một nơi mà từ nửa thế kỷ trước, những con tàu không số đầu tiên và những con tàu tiếp theo đã xuất phát để chở vũ khí vượt biển chi viện cho miền Nam. Đó chính là Bến K15 – quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng; nơi đây chính là điểm đầu –km số 0 của tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Cụ thể: Đêm 11/10/1962, chiếc thuyền gỗ đầu tiên chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn an toàn. Ngày 16/10/1962, đội tàu số 2 cũng xuất phát từ đây để về Cà Mau một cách an toàn. Ngày 14/11/1962, chuyến tàu thứ 3 cũng xuất phát tại đây. Một tháng sau, chuyến thứ 4 lên đường. Tất cả những chuyến đó đều vào bến Cà Mau. Bốn chuyến vận chuyển trong 2 tháng đã đưa được 111 tấn vũ khí cho khu 9 an toàn. Ngày 17/3/1963 chiếc tàu sắt đầu tiên chở 44 tấn vũ khí lên đường đã vào bến an toàn. Sau đó nhiều chiếc tàu sắt được hạ thủy và lên đường.

Tại đây đã dựng bia di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là công trình văn hóa- lịch sử được đặt đúng điểm xuất phát của những con tàu không số năm xưa, ngay trong khu du lịch tầm cỡ quốc gia. Công trình được thiết kế với qui mô lớn, phù hợp với không gian địa điểm xây dựng và ý nghĩa quan trọng của tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển. Nơi đây cảnh quan tuyệt đẹp, gần khách sạn 4 sao, gần bãi tắm và là một trong những điểm du lịch thú vị hấp dẫn du khách bốn phương.

Những chứng tích của “đường HCM trên Biển Đông” - ảnh 1
Bia di tích "Đoàn tàu không số" tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Ảnh VOV

Bãi Chùa

Nằm bên trong vịnh Vũng Rô, được núi Đá Bia bao bọc ba mặt Bắc- Tây- Nam, diện tích tự nhiên khoảng 14 ha, từ Biển Đông nhìn vào Bãi Chùa trông tựa vầng trăng khuyết được tô tiểm bởi một rừng dừa xanh mát trải dọc bờ biển. Nơi đây còn bảo tồn con tàu không số- một di tích gắn liền với lịch sử về Đường Hồ Chí Minh trên biển đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Cồn Lợi

Cồn trên sông Hàm Luông, thuộc xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, nằm ở phía Nam cửa Hàm Luông. Trước đây, cồn nằm cách bờ khoảng 3km, nay đã được nối dính với đất liền. Đây là nơi xuất phát và là nơi tiếp nhận của tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển. Hiện trên cồn có bia lưu niệm ghi lại sự kiện này.

Theo nội dung được ghi lại, cuối tháng 03/1946, một đoàn cán bộ của tỉnh Bến Tre do bà Nguyễn Thị Định dẫn đầu xuất phát từ Cồn Lợi đã vượt biển ra Hà Nội để báo cáo tình hình với Trung ương và xin chi viện cho chiến trường khu 8, Nam Bộ. Tháng 07-1961, chuyến vượt biển lần thứ hai với yêu cầu tương tự như lần trước cũng đã xuất phát từ Cồn Lợi.

Rừng ngập mặn Khâu Băng

Đây là khu rừng ngập mặn ven biển tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đầu tháng 03-1963, nơi đây đã đón chuyến tàu chi viện vũ khí đầu tiên cho chiến trường miền Nam, sau đó trở thành đầu cầu tiếp nhận vũ khí và hàng hóa chi viện từ miền Bắc vào theo tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển của Đoàn vận tải A100 Hậu cần miền Nam.

Tại Khâu Băng, ngày 25-02-1969, lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, đã giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em trong khi truy tìm một cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Cửa Khâu Băng đã được Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa- Thể thao – Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia theo Quyết định ngày 23-12-1995.

Ngày nay, Khâu Băng được đầu tư xây dựng thành khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của tỉnh Bến Tre. Với khẳng 1.000 ha các loại đước, mắm, rừng ngập mặn, Khâu Băng có giá trị rất lớn về sinh thái và bảo vệ bờ biển, làm trong sạch môi trường, gia tăng nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, trong tương lai đây sẽ là điểm du lịch sinh thái và trung tâm nghiên cứu của tỉnh.

Di tích Cồn Tàu

Di tích lịch sử nằm trong khuôn viên khu du lịch Ba Động, thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là một trong những điểm tiếp nhận vũ khí của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm chiến tranh. Bến Cồn Tàu đã tiếp nhận hàng chục chuyến tàu chở vũ khí từ miền Bắc vào cập bến Trà Vinh trong những năm kháng chiến.

Năm 1992, khu di tích được chỉnh trang, sửa chữa. Năm 2004, Bộ Văn hóa- Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cách mạng. Khu di tích hiện đang được quy hoạch và từng bước khôi phục lại trên diện tích hơn 8.000m2. theo kế hoạch, công trình phục chế bao gồm các hạng mục: san lấp mặt bằng, dựng tượng đài, xây nhà truyền thống (gồm cả giếng khoan), dựng hàng rào- cổng, xây nhà bảo vệ, làm đường nội bộ...

Những chứng tích của “đường HCM trên Biển Đông” - ảnh 2
Di tích Bến Cồn Tàu. Ảnh Thiên Phước

Sống Gianh

Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sông bắt nguồn từ núi Mụ Giạ ở Trường Sơn, dài hơn 150km, chảy vắt ngang từ Tây sang Đông, được hội tụ từ bốn nguồn chính: nguồn Nậy, nguồn Trổ, nguồn Nan và nguồn Son, đổ ra biển ở cửa Gianh rộng 800 m. Tên chữ là Linh Giang, gọi tắt là sông Thọ Ninh, tên Nôm là Rào Nậy.

Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập, sông Gianh là đầu mối của những mũi giao thông thủy bộ lợi hại: Một ngả qua sông Son lên phà Xuân Sơn trên biển, một ngả ra Biển Đông theo đường Hồ Chí Minh trên biển, một ngả đường bộ vào Nam theo quốc lộ 1A... cảng sông Gianh trở thành “tọa độ lửa”- trọng điểm địch tập trung bắn phá, còn với ta là nơi tập kết lực lượng, hàng hóa trước khi ra chiến trường, cần được bảo vệ bằng mọi giá.

Bến Vàm Lũng (Cà Mau)

Đây là nơi chuyến tàu gỗ đầu tiên xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng) chở 30 tấn vũ khí chi viện cho miền Nam cập bến (tháng 10/1962). Sau đó 3 chuyến tàu tiếp theo cũng đã cập bến an toàn tại đậy.

Ngày nay, tượng đài chiến thắng Đường Hồ Chí Minh trên biển, nhà trưng bày truyền thống lịch sử đã được xây dựng ngay Bến Vàm Lũng, góp phần lưu trữ những giá trị truyền thống cho các thế hệ sau.

Những chứng tích của “đường HCM trên Biển Đông” - ảnh 3
Tượng đài tại di tích Vàm Lũng. Ảnh Cà Mau Online

 Bền Trà Vinh

Tháng 3/1963, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên chở hơn 40 tấn vũ khí đã cập bến Trà Vinh an toàn... Phát huy những thắng lợi bước đầu ấy, nhiều chuyến tàu sau đó đã chở vũ khí thẳng vào miền Đông Nam Bộ, góp phần to lớn vào chiến công và dân ta ở miền Đông đánh thắng Mỹ- Ngụy.

Bến Bà Rịa

Ngay từ cuối tháng 9/1963, tàu gỗ mang mật số 41 do thuyền trưởng Lê Văn Một chỉ huy chở vũ khí chi viện cho khu VII dự kiến cập bến Bà Rịa, đã được thực hiện. Nhưng khi vào bến, tàu bị mắc cạn ở sát đồn Phước Hải và khi chúng đang thực hiện càn quét nên để đảm bảo bí mật, anh em đã phải phá hủy con tàu khi còn chưa bị lộ.

 Bến Lộ Diêu

Đầu tháng 11/1964, tàu mang mật số 401 chở vũ khí vào khu V cập bến Lộ Diêu, do bị mắc cạn nên phải mạo hiểm tổ chức bốc dỡ hàng ban ngày. Sau đó tàu bị hỏng nặng, không thể khắc phục nên anh em phải phá tàu để xóa dấu vết. Khi được nghe báo cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị không đưa hàng vào bến Lộ Diêu nữa mà tìm bến khác ở Phú Yên. Bến Vũng Rô là nơi được chọn sau đó.

* Ghi chú: Bài được trích từ sách Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển do NXB Thông tấn xã Việt Nam xuất bản, Trung tâm Thông tin Truyền thông vì Môi trường Phát triển, Dự án Uống nước nhớ nguồn thực hiện và giới thiệu. Tiêu đề chính, tiêu đề phụ do Infonet đặt.

Hồng Chuyên (Lược trích)

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !