Những câu nói phụ nữ và đàn ông hiểu trái ngược nhau
Chúng ta hãy nói chuyện đi!
Đối với đàn ông, bất kì cuộc đối thoại nào cũng như một vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, khi nghe đề nghị này, họ nghĩ sắp có chuyện xấu xảy ra rồi và họ cảm thấy căng thẳng.
Đối với phụ nữ, giao tiếp là một cách để tăng cường sự gắn kết. Do đó, họ yêu cầu nói chuyện là để hàn gắn hoặc chia sẻ suy nghĩ của nhau. Việc bị từ chối nói chuyện sẽ khiến phụ nữ buồn.
Ảnh minh họa. |
Anh không biết lắng nghe gì hết
Nam giới thường tiếp nhận thông tin bằng cách thầm lặng suy ngẫm và những lúc đó, trông họ như đang không lắng nghe phụ nữ nói. Nhiều người vợ thường cảm thấy mình đang phải nói chuyện một mình. Tuy nhiên, thực ra chồng họ đang lắng nghe rất kĩ.
Phụ nữ thường bày tỏ vấn đề của mình bằng cử chỉ, các biểu hiện cảm xúc hay nói chuyện. Đàn ông thường không hiểu hành vi này và có thể cảm thấy khó chịu khi cho rằng phụ nữ đang nói quá nhiều.
Sự khác biệt này khiến phụ nữ bực tức nên càng nói nhiều, còn đàn ông càng khó chịu khi phải nghe đi nghe lại có khi cùng về một vấn đề.
Hãy làm cùng nhau nhé
Đàn ông không thích chia sẻ chiến thắng hay thành tích của họ và thường không giỏi làm việc theo nhóm như phụ nữ. Họ thường do dự với những lời đề nghị làm việc cùng nhau.
Trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng hormone oxytocin giúp phụ nữ có tính xã hội hơn. Họ thích được làm việc cùng ai đó bởi đó là cách họ chứng minh được rằng mình không đơn độc.
Em im lặng một chút được không?
Đàn ông hiếm khi có ngụ ý nào trong mỗi lời nói hay họ thường nói thẳng luôn suy nghĩ của mình. Đôi khi họ yêu cầu người khác im lặng chỉ để đỡ stress hoặc suy nghĩ một vấn đề nào đó, hay làm việc gì đó.
Do vậy, thật buồn cười khi nhiều phụ nữ trừng phạt chồng bằng cách giữ im lặng. Phụ nữ thường khuếch đại sự việc hay suy đoán đủ thức khi đàn ông im lặng.
Chúng ta hãy bàn việc này sau nhé
Đàn ông không giỏi phân tán sự tập trung như phụ nữ. “Sau nhé” là từ đàn ông thường dùng khi họ đang bận một việc gì đó và không thể làm thêm việc khác.
Ngược lại, phụ nữ lại rất giỏi trong việc làm nhiều việc một lúc. Chính vì vậy, khi bị đề nghị “sau nhé” họ cảm thấy bực bội và nghĩ rằng: “Anh ta không thích nói chuyện với mình”.