Những bác sĩ chưa từng có “quà”, Kỳ 1: Tìm sự thật trên cái chết
Giám định pháp y là khâu rất quan trọng đối với cơ quan điều tra trên đường tìm ra sự thật. Vì thế, trách nhiệm, áp lực đặt lên đôi vai của những người mặc chiếc áo blouse trắng là rất lớn.
Nhưng trong mỗi chúng ta, có ai đã từng nghĩ về cảm giác của họ, về sự ảnh hưởng của nghề nghiệp đến đời sống của những con người mà gần như cả đời công việc phải đối diện - sờ mó - cầm nắm trực tiếp đến những thi thể.
Cảm xúc lần đầu, nghề đầy thử thách
Trong lần cách đây vài tháng, khi chứng kiến cảnh gần 1.000 người ở xã Giao Thạnh (Thạnh Phú) vây quanh hiện trường vụ “giám định pháp y sau 63 ngày chôn cất”, tuy không thể đến gần bên để xem, nhưng chúng tôi quan sát thấy hầu hết mọi người mặt tái như người bị bệnh do sợ hãi quá độ, rất nhiều người đã khóc thảm và nôn ói… Nhưng lần đầu tiên của những bác sĩ thì sao? Theo bác sĩ Nguyễn Kỳ Luân - Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y Bến Tre, “tất cả đều là những con người đầy xúc cảm, nên sự hãi hùng kia là như nhau cả”. Ông định nghĩa bằng 2 từ “ám ảnh” sau gần 30 năm hành nghề. “Ngày ấy, khi mới ra trường, tôi tham gia ca mổ một xác chết vô danh đã trương sình với tư cách bác sĩ hỗ trợ. Thú thật hơn tuần sau vẫn còn nhớ cảnh tượng đó. Dù rằng lúc học trong trường, đi thực tập cũng làm thử qua, nhưng sao lúc làm thiệt và cần đến trách nhiệm, tôi lại hoang mang và sợ hãi đến kỳ lạ, có lẽ chân lý về đạo đức công bằng xã hội đã gây áp lực cho tôi chăng?!” - bác sĩ Luân nhớ lại.
Rất nhiều vụ án, tai nạn thương tâm mà nạn nhân bị chết có khi đã nhiều ngày, đang thời kỳ phân hủy, người bình thường nhìn thấy có khi còn ngất xỉu, hoặc bỏ chạy. Nhưng cũng chính họ - những nhân viên pháp y sẽ luôn đi đầu trong việc xác định nguyên nhân cùng với cơ quan điều tra. “Nhưng tôi nghĩ nếu nhân viên pháp y nào “biết luôn để trái tim ở trong lồng ngực” thì sẽ vượt qua tất cả - bác sĩ Kỳ Luân tâm sự.
Không ngừng nâng “tầm”
Các bác sĩ pháp y cũng phải không ngừng học tập trang bị kiến thức cho mình để hoàn thành nhiệm vụ cũng như theo kịp sự phát triển của y học hiện đại. “Đã có người xem pháp y chỉ đơn thuần là mổ xác người không cần gây mê và rất đơn giản! Đó là nhận định rất sai lầm, vì người làm công tác giám định pháp y có khi phải chuyên sâu nhiều khoa, bởi nhiều vụ án phức tạp phải nắm vững cả về giải phẫu mô học, xương học và cả sinh lý học nữa thì kết quả giám định mới chính xác được” - bác sĩ Kỳ Luân nói.
Trong suốt quãng đường đầy thử thách kia, có rất nhiều cung bậc cảm xúc mà họ dồn nén trong lòng. Ngoài kỹ năng, tinh thần trách nhiệm cũng đóng vai trò rất quan trọng. “Trách nhiệm càng nhiều thì không có chỗ cho sự lơ là, mất cảnh giác hay sơ suất bỏ sót chi tiết, bác sĩ vận dụng những kỹ năng của mình mà tìm ra những nguyên nhân đang bị che giấu trong thi thể kia, luôn luôn phải cảnh giác cao độ, nhưng thách thức càng nhiều thì khi tìm ra được nguyên nhân để cơ quan công tố xác định bắt hung thủ để làm rõ trắng đen là phần thưởng quí giá nhất với chúng tôi” - bác sĩ Luân bình luận.
Nói về kỷ niệm khó quên nhất trong nghiệp của mình, bác sĩ Luân cho biết, đó là ca phẫu thuật mà ông suýt nữa phải ân hận do lúc ấy nghiệp vụ của mình còn chưa “cứng” lắm. “Thời gian tạm giam của bị can sắp hết, trong khi mọi người đều biết anh ta là hung thủ nhưng chúng tôi đã có kết quả giám định không thể nêu bật được nguyên nhân nên chưa đủ bằng chứng buộc tội anh ta. Và sau khi phải nhờ chi viện ở cấp trên, người ta đã phân tích kỹ lưỡng và cho kết quả chính xác và kỹ năng đó vượt tầm của tôi”. Đó cũng là lý do khiến cho các bác sĩ pháp y không ngừng chịu khó tìm tòi học hỏi, cập nhật kiến thức để làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy, họ luôn không ngừng rèn luyện về đạo đức cũng như nghiệp vụ.
“Xấu hổ” khi bóp méo sự thật
Theo nhiều bác sĩ pháp y, họ luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp, bởi nếu sự lơ là, bỏ sót chi tiết hay do lợi ích không chính thức nào đó mà bóp méo sự thật sẽ rất dễ khiến họ có những sự ám ảnh, dằn vặt lương tâm. Chúng tôi đã đặt câu hỏi có phần nhạy cảm với nhiều bác sĩ trong ngành này và phần đông họ đều nhận định rằng việc ấy sẽ là một thử thách sống còn đối với sự nghiệp giám định pháp y của mình. Với bác sĩ Nguyễn Kỳ Luân: “Thật ra nhiều lúc đang làm việc, hoặc trong thời gian chờ kết quả phân tích, tôi cũng nhận nhiều cuộc điện thoại kèm theo nhưng lời đề nghị riêng tư có phần khiếm nhã. Nhưng tôi hiểu rất rõ về hậu quả sau khi làm chuyện gian dối. Và tôi khẳng định sẽ rất dễ kết thúc sự nghiệp do xấu hổ, hoặc bị phanh phui, mà nghiêm trọng hơn là khi phải đối diện với sự thật và chính lương tâm đạo đức trong người mình dằng xé sau này”.
Một sự thật đáng suy ngẫm là hiện nay hầu hết những người giỏi đều không chọn pháp y làm tương lai cho mình. Và đã có rất nhiều trường hợp bác sĩ đã chuyển ngành sau thời gian làm việc. Nói về nguyên nhân, bác sĩ Luân trải lòng: “Nghề này nhiều lúc “kẹt” dữ lắm, như Tết nhất cũng ngại đến nhà ai đó do sợ họ cử kiêng… Nhưng điều then chốt và đã có khoa học chứng mình rằng, các nhân viên pháp y là những người có nguy cơ bị lây bệnh rất cao nếu đụng phải ca mà thi thể là người bệnh nan y, truyền nhiễm, dù mỗi ca đều đã tranh thủ tất cả các biện pháp hạn chế lây lan”.
Theo Mã Phương/Báo Đồng khởi
Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy
Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.
Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt
Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.
Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới
Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.
Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm
Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.
Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia
Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper
Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.
Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa
Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.
Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’
Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".
Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế
Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.
Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM
Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.