Nhiều trẻ Hà Nội trở nặng vì bệnh tay chân miệng, 3 dấu hiệu cần nhập viện ngay

Tại Hà Nội, chỉ trong 1 tuần ghi nhận 63 ca bệnh tay chân miệng, tăng nhanh so với trước đó. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, một số trường hợp diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, có hơn 100 trường hợp trẻ nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng. Số ca mắc tăng nhanh trong tháng 3, chỉ hơn 2 tuần cuối tháng có gần 40 ca phải nhập viện. Một số trường hợp diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

Tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thông tin trong 1 tuần cuối tháng 3 ghi nhận 63 ca bệnh tay chân miệng (tăng hơn 1,8 lần so với tuần trước đó). Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, thành phố đã ghi nhận 248 ca, trong khi cùng kỳ năm ngoái có 2 ca. Đặc biệt, tuần cuối tháng 3 cũng ghi nhận 1 ổ dịch tại huyện Thạch Thất với 10 ca; huyện Đan Phượng và quận Hoàng Mai ghi nhận 3 ổ dịch tại trường mầm non.

Theo Bộ Y tế, số ca nhiễm bệnh có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12; xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ 1-3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.  

Theo khuyến cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, triệu chứng bệnh tay chân miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như: Niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Các trường hợp biến chứng nặng thường do Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ ở nốt phỏng nước trên da, niêm mạc…

Giai đoạn ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát bệnh từ 1-2 ngày với triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 3-10 ngày với triệu chứng điển hình là loét miệng, phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông), sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều, dễ có nguy cơ biến chứng. Giai đoạn lui bệnh thường từ 3-5 ngày, cơ thể hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ ra 3 dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần nhập viện, tránh bệnh trở nặng:

- Trẻ sốt cao không đáp ứng điều trị. Trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48 tiếng đồng hồ và thuốc hạ nhiệt paracetamol không có tác dụng.

- Trẻ giật mình nhiều.

- Trẻ quấy khóc dai dẳng.

Ngoài tay chân miệng, nhiều trẻ nhỏ ở Hà Nội còn bị các loại bệnh truyền nhiễm khác như virus RSV và thủy đậu. Một số chùm ca bệnh thủy đậu tại các trường mầm non, tiểu học đã xuất hiện, có chùm có tới 20 ca mắc như tai Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì).

Từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 800 ca mắc thủy đậu (cùng kỳ năm 2022 chỉ có 11 ca), chưa ghi nhận trường hợp tử vong. CDC Hà Nội dự báo, thời tiết giao mùa như hiện nay, bệnh thủy đậu thường có xu hướng gia tăng. 

Võ Thu

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !