Nhật Bản miễn, giảm thuế, DN Việt muốn “chen chân” cũng không dễ

Nếu không thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và chú ý tới những hàng rào về kỹ thuật, thuế… thì doanh nghiệp Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi hàng loạt FTA có hiệu lực...

Lo lắng này được các chuyên gia nêu lên tại tọa đàm về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 21/7.

Giảm thuế, doanh nghiệp phải… tinh ý

Là người từng “ăn chực nằm chờ” cùng các doanh nghiệp (DN) Việt Nam “tìm đường” cho hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản, ông Đỗ Văn Dũng – Chủ tịch CLB Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản chia sẻ, trước đây hàng Việt Nam muốn xuất sang Nhật vô cùng chật vật vì luật của Nhật Bản chặt chẽ. Muốn xuất khẩu mặt hàng nào sang Nhật Bản, như thủ công mỹ nghệ, tôm đông lạnh… đều phải tuân thủ hàng loạt quy định khắt khe về sản phẩm về chứng minh xuất xứ từng loại nguyên liệu, thời gian gia công, lương công nhân…

“Hàng rào kỹ thuật chỉ là một, có nhiều hàng rào khác mà DN cần hiểu rõ, như hàng rào thủ tục, thuế ... mà Nhật Bản là nước rất nghiêm về hàng rào thủ tục. DN có thể ký hợp đồng xuất khẩu nông sản sang Mỹ, nhưng nông sản Mỹ muốn vào Nhật Bản không hề dễ. Hàng hóa Việt Nam không dễ “ăn” khi muốn vào thị trường khó tính như Nhật Bản”- ông Dũng lưu ý.

Chưa kể, nhận thức kinh tế của người Nhật rất cao, họ được đào tạo bài bản và ý thức rõ làm kinh tế không phải làm riêng cho mình mà cho đất nước. Cũng như đóng thuế, người Nhật, DN Nhật coi đó là nghĩa vụ với Nhà nước…

Nhật Bản miễn, giảm thuế, DN Việt muốn “chen chân” cũng không dễ - ảnh 1

Thủy sản là mặt hàng được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan khi xuất sang Nhật Bản

Còn theo ông Nguyễn Sơn - Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương), với những lĩnh vực mà Việt Nam áp thuế cao, Nhật Bản lại “khai thác” để đầu tư vào.

Ông Sơn dẫn chứng, nếu trước đây mặt hàng ti vi của Nhật Bản được nhập về Việt Nam sẽ được “đánh” thuế tới 40%, thì khi các hãng sản xuất điện tử hàng đầu Nhật Bản, như Sony mở nhà máy tại Việt Nam đã “lách” được khoản thuế này. Song, điều ông Sơn tâm tư, là khi thuế đối với mặt hàng này được giảm về 0% như cam kết thì ngay lập tức Sony đã “rút” khỏi Việt Nam và đầu tư sang một nước khác.

“Những lợi thế bảo hộ thị trường sẽ dần mất khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và ký kết các hiệp định thương mại với các nước. Vì thế, điều này sẽ tác động tới quyết định “đi hay ở” của các nhà đầu tư tại Việt Nam” – ông Sơn bình luận.

Ông Sơn cũng nhắc lại trường hợp mới đây xảy ra với Toyota Việt Nam khi doanh nghiệp Nhật Bản này “dọa” sẽ quay sang chỉ bán thương mại, thay vì mở rộng phát triển sản xuất như bấy lâu nay Toyota vẫn triển khai tại Việt Nam, khi theo lộ trình cam kết thuế trong ASEAN thuế nhập khẩu ô tô sẽ về 0% từ năm 2018.

Gần đây thị trường Nhật đã “cởi mở” cho một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, nông sản… Nhưng để giữ chân được “ông bạn khó tính” lâu, ông Dũng lưu ý, DN xuất  khẩu Việt Nam phải rất chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn đất sạch, sản xuất sạch… 

“Nếu làm mặt hàng nào đó thì phải tìm hiểu sâu, rõ về kỹ thuật của từng mặt hàng đó…” – vị Chủ tịch CLB Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản nhắc nhở.

Thủy sản, nông sản, dệt may sẽ “trúng quả đậm”

Về đối tác Nhật Bản, đại diện đến từ Bộ Công thương cho hay, hiện nay Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Theo đó, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế quan đối với 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm.

Ngay khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế.

Trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hoá sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Việt Nam cam kết tự do hoá 87,66% kim ngạch thương mại trong 10 năm. Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch trong vòng 10 năm.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu thì thủy sản, nông sản, dệt may… là những mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ VJEPA. Cụ thể, đối với sản phẩm công nghiệp, lĩnh vực mà thuế suất Nhật Bản đã rất thấp, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế bình quân từ 6,51% băm 2008 xuống 0,4% vào năm 2019.

Sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng mức thuế 0% (giảm từ 7%) ngay từ khi hiệp định có hiệu lực.

Sản phẩm da, giày được hưởng thuế suất 0% trong lộ trình từ 5-10 năm. Tương tự, sản phẩm rau quả tươi, được hưởng thuế suất 0% sau 5-7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực

Thuỷ sản- lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực thi VJEPA, Nhật Bản giảm thuế từ 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm cua, ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Theo dữ liệu của Bộ Công thương, năm 2014 Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là thị trường xuất khẩu thứ 3 của Việt Nam sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 7,7% trong đó tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng: dệt may; dầu thô; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hàng thuỷ sản… 

Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản cũng đạt 12,9 tỷ USD, tăng 11% chủ yếu là các máy móc, thiết bị công nghiệp, máy vi tính, sắt thép và vải các loại...

N.Hoài

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản

Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.