"Nhập vai" và những tác động bom tấn của báo chí quốc tế

Trên thế giới, "nhập vai" của phóng viên không là chuyện lạ. Câu chuyện nhập vai của Mark Daly -phóng viên điều tra của BBC thường trú tại Scotland là một ví dụ. Trong sự nghiệp báo chí của mình, Daly nổi tiếng với hàng loạt vụ điều tra sử dụng thủ pháp hóa thân nhập vai. Giống như Mark, hãng tin ABC cũng dùng thủ pháp tương tự để phanh phui vụ bán thực phẩm hết hạn trong các siêu thị...

"Nhập vai" và những tác động bom tấn của báo chí quốc tế

Vụ Hoàng Khương và câu chuyện "nhập vai" của phóng viên

Băn khoăn kết luận điều tra vụ Hoàng Khương

Câu chuyện thứ nhất: Nhập vai của Mark Daly

Năm 2003, Hãng tin BBC phát sóng một bộ phim tài liệu về một cảnh sát mật gây xôn xao dư luận. Trong đoạn phim này, phóng viên của hãng BBC, Mark Daly đã giả dạng làm một cảnh sát để thâm nhập điều tra về thái độ phân biệt chủng tộc (PBCT) trong nội bộ cảnh sát ở Manchester.

Những hình ảnh, tư liệu phác họa về các nhân viên cảnh sát dính líu đến những hành động phân biệt chủng tộc do Mark Daly ghi lại đã thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ trong công chúng nước Anh lúc bấy giờ.

`Nhập vai` và những tác động bom tấn.
`Nhập vai` và những tác động bom tấn.

Mark Daly khi nhập vai cảnh sát tại Anh

Daly nộp hồ sơ xin việc và được tuyển vào công tác ở Sở cảnh sát Manchester để bí mật thâm nhập điều tra liệu có tiến triển gì về hiện tượng này trong nội bộ ngành cảnh sát.

Đầu năm 2003 Daly bắt đầu được tham gia khóa tập huấn. Trong vài tháng tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Bruche ở Cheshire, đây chính là nơi anh bắt đầu bí mật quay phim, ghi âm thái độ phân biệt chủng tộc của các đồng nghiệp và cả những giáo viên tập huấn.

Anh kể lại tiến trình nhập vai rằng: "Lúc còn ở trung tâm huấn luyện cảnh sát quốc gia tại Warrington, nơi tập trung tân binh của 10 đơn vị khác nhau của vùng Tây bắc và xứ Wales trong suốt 15 tuần cũng là lúc tôi thu thập được nhiều thông tin và chứng cớ nhất. Tôi đã chứng kiến những biểu hiện PBCT nghiêm trọng từ những tân binh ở đây".

Daly cho biết, đa số những sĩ quan mà anh biết có những phẩm chất không có gì đáng phàn nàn. Họ không có thành kiến với ai mà chỉ chuyên tâm làm tốt nhiệm vụ của mình. Thế nhưng trong lớp sĩ quan sau này, những người trưởng thành từ một trong những trường đào tạo cảnh sát tiếng tăm nhất nước Anh lại lọt ra không ít cá nhân đi ngược lại với những tiêu chí tốt đẹp của lực lượng cảnh sát.

Những từ phân biệt chủng tộc (PBCT) dã man như "Paki"(“mọi Ấn”: cách gọi miệt thị cho người gốc Ấn) hay "Nigger"(“mọi đen”: cách gọi miệt thị dành cho người gốc Phi) được họ thường xuyên sử dụng. Theo ý họ, người da trắng phải được đối xử khác biệt với những người khác bởi màu da của họ không chỉ được chấp nhận mà còn được ưa chuộng.

Daly tìm cách làm bạn với đám người này. Họ chia sẻ những quan điểm của họ với anh vì tin rằng anh cũng là một trong số họ. Anh buộc mình phải tuân theo một kỷ luật hết sức nghiêm ngặt khi làm nhiệm vụ. Daly không cho phép mình đưa ra bất cứ bình luận nào mang tính PBCT, cũng không lôi kéo hay khuyến khích ai làm việc này nếu họ muốn hay không muốn.

Tuy nhiên Daly thú nhận là buộc phải cười khi họ pha trò và cách xử sự của anh chẳng khác gì người câm. Anh nói với họ rằng sẵn sàng lắng nghe người khác để có thể hình thành quan điểm của riêng mình. Vì thế họ không hề che giấu quan điểm của họ với anh.

Theo Daly, anh cũng không ngạc nhiên nếu chương trình của anh lên sóng sẽ khó có thể không thể làm vừa lòng cơ quan cảnh sát nơi vẫn còn có những cảnh sát PBCT đang công tác.

Vào tháng 8 năm 2003, Daly đã bị bắt giữ sau khi bị một người tố cáo giấu tên tiết lộ thông tin có một nhà báo đang giả dạng cảnh sát trong ngành. Cảnh sát Bộ Nội vụ bắt giữ anh vì cho rằng anh lợi dụng tư cách phóng viên nhập vai để “gài bẫy” và gây thất thoát tài sản của cảnh sát.

Sau khi thông tin về việc phóng viên này bị bắt giữ và đoạn băng video của BBC được công bố, cựu cảnh sát trưởng của Sở cảnh sát Constable Wilmot là một trong những người ra mặt lên án hành động của Daly.

Ông Blunkett cũng đã đặt ra nghi vấn về câu chuyện "cố tình tạo ra, không phải là tường thuật" của BBC.

Về phần mình, BBC đã bào chữa cho động cơ tổ chức hoạt động nhập vai của hãng bằng cách lập luận rằng đó là cách duy nhất để đem sự việc ra ánh sáng.

Tuy nhiên, khi "Cảnh sát mật" được công chiếu, cảnh một nhân viên nhân sự nói rõ ràng "Stephen Lawrence đáng chết" chính là bằng chứng... tạo nên một cơn sốc động trời trong ngành cảnh sát.

Vụ việc vỡ lở một cách rất nhanh chóng. Ông Blunkett đã gọi các tư liệu mà Mark Daly thu thập được là các bằng chứng "khủng khiếp".

Chiến dịch Bình đẳng Chủng tộc đã được tiến hành ngay sau đó, ngành an ninh đã phát hiện ra rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hiện hữu ngay chính giữa lòng ngành cảnh sát và đã đề xuất ra 125 gợi ý sửa đổi luật.

Mười nhân viên cảnh sát liên quan trong đoạn băng đã từ chức. Mười hai người nữa đã bị kỷ luật và 3 nhân viên đào tạo cảnh sát đã bị thuyên chuyển sau khi có kết qủa điều tra của Cơ quan Khiếu nại Cảnh sát theo sau đề xuất của Uỷ ban Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC).

IPCC đã đưa ra một số đề xuất để thay đổi công tác đào tạo cảnh sát toàn quốc.

Vụ việc được đưa ra ánh sáng, Daly được thả và vào năm 2004. Một năm sau, Daly giành giải thưởng báo chí danh giá cho những gì mà anh đã cống hiến.

Câu chuyện thứ 2: ABC và 7 năm đấu tranh cho phóng sự điều tra

Sau khi công bố cuốn băng ghi hình nhân viên của chuỗi siêu thị Food Lion “hoá trang” cho thực phẩm hết hạn, hãng tin ABC và phóng viên bị kiện. Phải đến toà phúc thẩm, ABC mới giành thắng lợi với số tiền phải bồi thường chỉ vẻn vẹn 2 đô la.

Đầu năm 1992, hai phóng viên của chương trình Truyền hình trực tiếp Giờ vàng của kênh truyền hình ABC nhận được thông tin nói rằng chuỗi siêu thị Food Lion có hành vi xử lý thịt mất vệ sinh.

Thông tin này có nội dung, các nhân viên của Food Lion trộn lẫn thịt bò hết hạn với thịt mới, tẩy trắng thịt lợn cũ để giấu mùi và tráo hạn sử dụng đối với những sản phẩm sắp hết hạn sử dụng để bán giảm giá.

Nhận thấy đó có thể là một đề tài gây chấn động nếu đúng sự thật, hai phóng viên trên đã quyết định giả dạng để tiến hành phóng sự điều tra về Food Lion. Hai phóng viên, Lynne Dale và Susan Barnett cho rằng họ có cơ hội thực hiện cuộc điều tra tốt hơn nếu trở thành nhân viên của công ty này.

`Nhập vai` và những tác động bom tấn.

Siêu thị Food Lion. Ảnh minh họa

Được sự đồng ý của cấp trên, hai phóng viên này đã nộp đơn xin làm việc ở chuỗi siêu thị này với tên tuổi và địa chỉ giả. Đáng chú ý là trong hồ sơ xin việc đã không đề cập đến quá trình công tác ở ABC và cả trình độ học vấn cũng như là kinh nghiệm.

Một cửa hàng của Food Lion ở Nam Carolina đã thuê Barnett làm nhân viên thu ngân vào tháng 4 năm 1992 và cửa hàng khác của Food Lion ở Bắc Carolina thuê Dale làm nhân viên đóng gói thịt tập sự vào tháng 5 năm 1992.

Barnett làm việc ở Food Lion 2 tuần còn Dale chỉ làm việc ở đó đúng 1 tuần. Trong quá trình thâm nhập vào chuỗi cửa hàng này để thực hiện phóng sự, Barnett và Dale đã sử dụng các loại máy quay phim nhỏ và mirco giấu trong người để bí mật quay lại những hình ảnh nhân viên của Food Lion xử lý, đóng gói, dán nhãn thịt và rửa máy móc cũng như là bàn bạc về các hoạt động của phòng xử lý thịt. Toàn bộ các khâu từ phòng xẻ thịt, xử lý và đóng gói, phòng nghỉ của nhân viên và cả văn phòng của người quản lý, đều được ghi hình lại đầy đủ trong đoạn phim kéo dài 45 giờ của Dale và Barnett.

Một số đoạn trong cuốn phim đã được công chiếu trong chương trình Trực tiếp Giờ Vàng (PrimeTime Live) 5/11/1992. Chương trình đã làm được một phóng sự gây chấn động dư luận ghi hình lại cảnh đóng gói lại cá hết hạn và làm mới lại thịt gà ế bằng cách biến thành thịt ướp gia vị trong kho hàng của Food Lion. Các nhân viên làm công việc "hóa phép" này được chiếu trong đoạn phim tỏ ra rất bình thản như công việc hàng ngày của họ. Đoạn phim cũng bao gồm cả phần phát biểu của các nhân viên từng làm việc ở Food Lion tố cáo rằng chu trình xử lý thịt này được thực hiện ở rất nhiều bang trên toàn nước Mỹ.

Food Lion tuyên bố thiệt hại hơn 1,3 tỷ đô doanh thu và giá trị hàng tồn kho chỉ trong vòng một tuần sau khi đoạn phim được công bố và đã đâm đơn kiện ABC cùng phóng viên và các nhà sản xuất của chương trình Trực tiếp Giờ vàng. Công ty này đã không kiện về hành động công bố là một dạng gây tổn hại thanh danh mà là về biện pháp ABC sử dụng để có được những đoạn ghi hình. Chuỗi siêu thị này kiện vì hành vi gian lận, vi phạm trách nhiệm trung thành với công việc, xâm nhập và hành vi thương mại không lành mạnh và đòi bồi thường cho những thiệt hại họ phải gánh chịu. Riêng đối với hai phóng viên ghi hình, Food Lion thậm chí còn đề nghị bị trừng phạt.

ABC dành một chương trình đặc biệt kéo dài 2 tiếng nói về vụ án này, những người chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất phóng sự của ABC News đã tranh luận rằng những chiếc camera quay trộm đã cung cấp cho người xem một góc nhìn chân thật về việc đồ ăn của họ đã được xử lý như thế nào trước khi đặt lên các kệ hàng. Còn các quan chức của Food Lion và luật sư thì khăng khăng cho rằng đoạn băng trên đã bị dựng lên và phóng sự trên là bịa đặt.

Phiên toà sơ thẩm diễn ra vào tháng 1/1997, ABC thua kiện và phải bồi thường một số tiền kỷ lục lên đến 5,5 triệu đô. Tuy nhiên, tòa đã từ chối không đưa ra các hình phạt đối với hai phóng viên Dale và Barnett. Các cuộc tranh cãi nổ ra sau đó, đã dấy lên các vấn đề về quyền hạn và tính hợp pháp của tác nghiệp báo chí và chính sách công khai.

Việc ABC thua kiện sẽ buộc toàn bộ những người thuộc ê kíp sản xuất phải chịu áp lực và thận trọng trong quá trình tác nghiệp và như vậy cũng đồng nghĩa với việc ngày sẽ càng ít những phóng sự điều tra hoặc sẽ là những phóng sự rất mờ nhạt.

Tại thời điểm đó, một số ý kiến đưa ra rằng nhóm thực hiện phóng sự có thể thực hiện một cách thẳng thắn hơn như mua thực phẩm từ siêu thị này và gửi đi xét nghiệm. Phóng viên Walter Goodman viết trên tờ New York Times cho rằng những bằng chứng như vậy dù sao cũng không thể diễn tả hết được những việc làm sai trái trên thực tế đang diễn ra ở mặt sau của siêu thị.

Tháng 10/1999, phiên toà phúc thẩm đã bác bỏ hầu như toàn bộ các khoản bồi thường thiệt hại mà Food Lion khiếu kiện. Phán quyết đọc trước toà phúc thẩm kết luận rằng việc các phóng viên của ABC nói dối khi xin vào làm việc trong các cửa hàng của Food Lion là “nước cuối cùng” trong Luật Bảo vệ phóng viên sửa đổi lần 1. Tòa phúc thẩm tuyên, tổng cộng khoản tiền công ty Food Lion được đền bù chỉ là… 2 đô la, một đô là cho việc các phóng viên đã xâm nhập tài sản tư của chuỗi siêu thị và 1 đô là là vì họ vi phạm trách nhiệm pháp lý, trung thành với chủ.

Food Lion có trụ sở ở Salisbury, bang Bắc Carolina, là một công ty con của Bỉ “Le Lion”. Chi nhánh trên toàn nước Mỹ có 1.100 cửa hàng ở 14 bang với doanh thu hàng năm khoảng 10,2 tỷ đô.

ABC do công ty Walt Disney mua lại sau khi xảy ra vụ kiện có 22.000 nhân viên. Công ty Walt Disney có hơn 117.000 nhân viên và có doanh thu hàng năm là 22,9 tỷ đô.

Hoa Tạ - Minh Hương

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !