Nguy cơ tiếp tục xảy ra sóng thần ở Indonesia

Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ về đợt sóng thần mới vẫn có thể xảy ra tại khu vực eo biển Sunda của Indonesia. Núi lửa Anak Krakatoa vẫn đang trong quá trình thức giấc và có thể kéo theo các đợt sạt lở ngầm trong lòng biển.

Hình ảnh tan hoang sau sóng thần ở gần bãi biển Anyer, Serang (Ảnh: AFP)

Số liệu cập nhật ngày 24/12 cho thấy, số người thiệt mạng vì thảm họa sóng thần ở Indonesia đã lên tới 281 người, ngoài ra còn 1.016 người bị thương và 57 người mất tích.

Theo ông Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan thảm họa Indonesia, số thương vong được dự báo tăng lên bởi không phải tất cả các nạn nhân đều được sơ tán thành công, không phải tất cả các trung tâm tế đều có báo cáo về số nạn nhân và không phải địa điểm nào cũng có số liệu thống kê đầy đủ.

Ông Nugroho cho biết, tất cả các trường hợp thương vong đều là công dân Indonesia và không có công dân nước ngoài. Các thiệt hại về người và của trải khắp 4 huyện bị ảnh hưởng, bao gồm Pandeglang, Serang, South Lampung và Tanggamus.

Những máy móc hạng nặng đã được huy động để dọn dẹp các khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi đó, lực lượng quân đội và cảnh sát tiếp tục nỗ lực tìm kiếm người còn mất tích trong các đống đổ nát. Lực lượng cứu hộ cho biết, công việc của họ có thể sẽ kéo dài trong một tuần.

Ngoài thiệt hại về người, hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy khi sóng thần tấn công khu vực eo biển Sunda, phía nam của đảo Sumatra và mũi phía tây của đảo Java vào khoảng 9 giờ 30 tối  ngày 22/12. Sóng thần xảy ra sau 30 phút ngọn núi lửa – được biết đến với tên gọi Anak Krakatoa (tạm dịch là “đứa con của Krakatoa”)  bất ngờ phun trào. Sở dĩ có cái tên này là do núi lửa này hình thành 1928 trong miệng ngọn núi lửa Krakatoa.

Theo Cơ quan Địa vật lý, khí tượng học và khí hậu học Indonesia (BMKG), việc núi lửa Anak Krakatoa phun trào đã gây ra một vụ sạt lở đất ngầm dưới biển, cùng với đợt thủy triều dâng cao thất thường là nguyên nhân dẫn tới thảm họa sóng thần này.

Hình ảnh trong video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, người dân hoảng loạn cầm đèn pin chạy đến những khu đất cao hơn.

Giới chức Indonesia ban đầu cho rằng những con sóng không phải là sóng thần, mà chỉ là đợt thủy triều dâng cao, đồng thời đề nghị người dân không nên hoảng sợ.

Tuy nhiên, sau đó, người phát ngôn Nugroho đã gửi lời xin lỗi đến người dân và cho biết do không có động đất nên rất khó để xác định chắc chắn nguyên nhân của vụ việc từ sớm.

Trong khi đó, theo chuyên gia Richard Teeuw, Đại học Portsmouth (Anh), nguy cơ về các thảm họa sóng thần mới tại khu vực eo biển Sunda vẫn ở mức cao khi núi lửa Anak Krakatoa vẫn đang trong quá trình thức giấc và có thể kéo theo các đợt sạt lở ngầm trong lòng biển.

Thảm họa sóng thần tối 22/12 là thảm kịch mới nhất tác động vào Indonesia trong năm qua và là đợt sóng thần thứ 3 tấn công nước này trong 6 tháng qua. Trước đó, các trận động đất liên tiếp đã san phẳng nhiều khu vực trên đảo du lịch Lombok, trong khi một thảm họa động đất kèm sóng thần cũng đã khiến hàng nghìn người trên đảo Sulawesi thiệt mạng.

Một số hình ảnh về thảm họa sóng thần ở khu vực eo biển Sunda, Indonesia ngày 22/12. Nguồn ảnh: AFP, The Jakatar Post:


Theo dangcongsan
Từ khóa: sóng thần sóng thần ở Indonesia sóng thần là gì sóng thần do đâu

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !