Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương

Hơn hai ngày nay, người dân làng An Xá (xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã có những đêm không ngủ vì những ký ức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người con vĩ đại của quê hương, cứ ùa về, đắp đầy vào nỗi nhớ.
Gần lắm, quê hương ơi...

Tối qua 6.10, dù đã khuya nhưng hàng trăm người dân quê vẫn tập tại ngôi nhà nhỏ bên dòng sông Kiến Giang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Ngôi làng nhỏ nép mình bên dòng sông Kiến Giang thơ mộng, những ngày này nước sông đục ngầu cuồn cuộn lũ, những ngôi nhà vốn xác xơ bởi dấu tích của cơn bão dữ chưa nguôi nay như buồn bã hơn, khắp đầu làng ngõ xóm ai nấy cũng lặng lẽ nhìn nhau với ánh mắt đượm buồn không nói nên lời. 
Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương - ảnh 1
Hội Cựu Chiến Binh Quảng Bình lập bàn thờ tướng Giáp.

Tại nhà Đại tướng, những chiếc bàn nhỏ đã được kê cùng với bình nước trà xanh pha sẵn để mọi người ngồi nói chuyện - đúng như phong tục ở quê mỗi khi nhà có chuyện buồn. 

"Bác Giáp" - hai từ thân quen mà người dân Quảng Bình thường nói mỗi khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ai cũng lặng buồn trong những tiếng nấc nghẹn ngào "chả lẽ mãi xa rồi, bác Giáp ơi". 
Trong ánh đèn pin le lói giữa màn đêm tĩnh mịch, người dân về nhà Đại tướng để kể cho nhau nghe về những kỷ niệm về vị Tướng của nhân dân.
Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương - ảnh 2
Người dân đến thăm hương tưởng nhớ đến Đại tướng.

Uống chút nước trà xanh vào miệng, với vẻ mặt hốc hác vì đã 2 ngày không ngủ, ông Võ Đại Hàm - cháu gọi Đại tướng bằng bác, người đã 30 năm nay trông coi nhà Đại tướng ở quê - ngậm ngùi: "Từ khi nghe hung tin, hàng ngàn người dân đã về nhà Đại tướng để được thắp nén tâm nhang bái vọng linh hồn. Đến chỉ được nhìn thấy di ảnh bác, nghe kể về bác là người dân thấy như bác vẫn còn đó, giản dị mà thanh cao giữa hồn quê sông núi quê hương".
Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương - ảnh 3
Bà Liên khóc ngất trước bàn thờ Đại tướng.

Tay run run thắp nén hương, bà Trần Thị Liên (65 tuổi) khóc ngất không nói nên lời: "Mỗi lần về thăm quê, bác đều hỏi han tình hình con cháu. Chừ bác đi rồi, ai về để cháu được nghe bác nói nữa bác ơi...".
Ngồi tiếp đón người dân đến thắp nén tâm hương, với ánh mắt lặng buồn, ông Bùi Hữu Sơn - Trưởng thôn An Xá - nói khẽ: “Bác Giáp đi rồi, nhưng những lời dặn ân cần trong mỗi lần về thăm quê hương luôn khắc sâu vào tâm khảm người dân quê hương”.

Với Đại tướng, tất thảy người dân Quảng Bình từ già trẻ gái trai, từ lãnh đạo địa phương đến người dân lam lũ đều nhớ đến như một con người vĩ đại, thanh cao nhưng lại rất gần gũi với nhân dân. 
Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương - ảnh 4
Bà Ngành ôm tấm ảnh Đại tướng chụp chung với mẹ rồi khóc. 

Gặp chúng tôi, bà Phạm Thị Ngành (62 tuổi, ở TP.Đồng Hới) đôi mắt vẫn đang còn đỏ hoe, nhớ lại: "Lần bác Giáp về thăm quê năm 1999 đã ghé thăm mẹ tôi (AHLĐ Phạm Thị Nghèng-PV) khi bà lâm bệnh. Bác ân tình thăm hỏi, động viên rồi tặng quà mẹ tôi khiến gia đình tôi rất xúc động. Ước nguyện mẹ tôi lúc đó đã thành hiện thực khi bà mong được gặp Đại tướng trước lúc qua đời”. 

Bà Ngành ôm tấm ảnh Đại tướng chụp chung với mẹ, ngậm ngùi trong nước mắt: "Gặp được bác, mẹ tôi như thể có nguồn sống, khỏe mạnh hơn, con cháu thì vui mừng vì gặp được bác trong sự giản dị, thanh cao. Nên khi nghe bác mất, tôi cảm thấy mất mát to lớn như mình vừa mất đi một người cha". 

Ước vọng người dân đã thành hiện thực

Chiều tối cùng ngày 6.10, thông tin từ người nhà Đại tướng cho biết ông Võ Điện Biên - con trai cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã về Quảng Bình để bàn và thống nhất vị trí an táng Đại tướng. Theo UBND tỉnh Quảng Bình, ngày hôm nay 7.10 sẽ có quyết định cụ thể.

Về địa điểm Hồ An Mã hay Vũng Chùa - đảo Yến ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, ông Trần Xứng, người trông coi ngôi đền với nhiều kỉ vật của Đại tướng tại quê nhà, khẳng định: Chưa xác định chính xác địa điểm chôn Đại tướng tại đây.

Xen kẽ trong từng câu chuyện, ai ai cũng nóng lòng mong thời gian trôi nhanh hơn, vì một lẽ đơn giản - để được đón Đại tướng trở về hòa mình vào mảnh đất quê hương. 

Ông Trần Xứng - 73 tuổi, người trông coi ngôi đền với nhiều kỷ vật về Đại tướng - nói như khóc: "Rứa là ước nguyện của Đại tướng sắp thành hiện thực, cũng giống như ước nguyện của hàng ngàn người dân Quảng Bình quê tui, được đón bác Giáp về để người dân mãi được sống bên bác. Tui như đếm ngược thời gian để đợi ngày đón bác".

Ông Trần Sự - 86 tuổi, Nguyên Chỉ huy trưởng BCHQS Quảng Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - nói với PV với ánh mắt không giấu được nỗi buồn: "Là người cùng quê, được gặp Đại tướng từ khi 12 tuổi và sau này chiến đấu, làm công tác chính quyền, nên khi nghe tin Đại tướng về với tổ tiên, tôi như lặng người, không muốn tin đó là sự thật". 

Những câu chuyện về cuộc sống bình dị của Đại tướng trong đời thường, gần gũi trong công việc và cuộc sống cứ hiện về trong từng câu nói của vị Đại tá già. Rồi trong ánh mắt đỏ hoe đã sáng lên niềm vui khi nói đến chuyện Đại tướng sẽ được về an táng tại quê nhà theo như nguyện vọng: "Nghe tin tôi vui lắm, được an nghỉ tại quê hương là mong ước của toàn bộ nhân dân Quảng Bình. Vậy là ý Đảng rất hợp lòng dân".

Còn ông Trần Xứng nói trong mong muốn: “Tui người trông coi ngôi đền với nhiều kỷ vật về Đại tướng hàng chục năm nay - ở gần ngôi nhà nơi Đại tướng sinh ra, nên rất hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân mỗi khi về quê Đại tướng. Ai cũng muốn rồi đây sẽ có một bảo tàng ở ngay tại quê hương để lưu niệm những kỷ vật về Đại tướng để giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ mai sau”.
Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương - ảnh 5
Ông Võ Đại Hàm – người trông coi nhà Đại tướng ở quê – ngậm ngùi kể về những hồi ức về Đại tướng. 

Sau khi nhận được thông tin thi hài Đại tướng sẽ được an táng tại quê nhà, người dân Quảng Bình như vỡ òa trong những tiếc nấc nghẹn ngào, ước nguyện Đại tướng mãi an nghỉ nơi đất mẹ quê hương nay đã trở thành hiện thực. 

Ông Phạm Hữu Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy - nói trong xúc động "người dân quê hương luôn mong mỏi Đại tướng sẽ mãi luôn ở lại với quê hương, hòa mình vào mảnh đất nơi Đại tướng đã sinh thành. Với phương diện là một người con quê hương, tôi mãn nguyện quá".

Đã hai ngày nay, bên cạnh niềm tiếc thương vô hạn người con vĩ đại của quê hương, người dân Quảng Bình ai cũng muốn biết Đại tướng sẽ được an nghỉ ở đâu trên mảnh đất quê hương. 
Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương - ảnh 6
Ông Trần Sự ngậm ngùi kể về những hồi ức với Đại tướng.

Chiều tối 6.10, ông Nguyễn Đình Hiệu - Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy - cho biết, nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Lệ Thủy luôn mong muốn Đại tướng an táng tại quê nhà, để được gần bà con làng xóm, gần với tổ tiên dòng tộc. 

Cụ Phạm Thanh Khíu – nay đã 93 tuổi, ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch – thì đã hai ngày nay không ăn uống gì, cụ khóc “bác Giáp đi rồi, tui cũng muốn đi cùng cụ luôn đây”. Cụ nói, cụ muốn được ở bên bác Giáp ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Tâm Huyền

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !