Người phát ngôn "trốn nghĩa vụ" qua góc nhìn của nhà báo
Quy chế phát ngôn mới có nhiều điểm thay đổi như thời gian trả lời các vấn đề rút ngắn còn một ngày, có quy chế ủy quyền cho người phát ngôn... Tuy nhiên, trước khi thực hiện, nhà báo là người có liên quan trực tiếp đến nội dung của Quy chế phát ngôn mới vẫn còn nhưng “lo âu” vì thực tế xử lý biểu hiện né tránh phát ngôn vi phạm quy chế này như thế nào. Dưới đây là ý kiến của các nhà báo về vấn đề này.
Nhà báo Thanh Hằng, Báo Công an Nhân dân. Ảnh nhân vật cung cấp |
Ví dụ: Bộ Y tế đã có qui chế "Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” từ 2008, ở từng lĩnh vực, trong đó, “Về lĩnh vực dược là Cục trưởng Cục Quản lý Dược" nhưng chưa bao giờ tôi liên lạc được với ông Cục trưởng.
Ví như khi xảy ra vụ một số đơn vị dược bị cho là sản xuất thuốc có tiền chất, khiến dư luận xôn xao, thì hầu như các phóng viên không thể liên lạc được, vì điện thoại của vị đại diện Cục Dược chỉ đổ chuông mà không bắt máy. Cũng tương tự với Người phát ngôn của Bộ Y tế, là hầu như không nghe máy. Rõ ràng là họ đã né tránh và không làm đúng chức năng của Người phát ngôn mà Quy chế đã qui định.
Nhà báo Hà Kiến Giang đi tác nghiệp. Ảnh nhân vật cung cấp |
Khi thực hiện quy chế phát ngôn cũ, việc cản trở cũng vẫn xảy ra đối với cơ quan báo địa phương như chúng tôi. Điều này xuất phát khi người dân cho rằng quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Còn việc né tránh cũng có xảy ra. Khi các cơ quan có trách nhiệm vướng, chưa có hướng giải quyết hoặc đã làm sai. Ở việc này, thường báo đài địa phương vì nể nang, cho qua. Lúc đó chúng tôi thường tìm mọi cách đưa thông tin sao cho khéo nhất nhưng vẫn đảm bảo đủ thông tin chính xác, được lấy từ nhiều nguồn khác.
Còn chế tài trong quy chế phát ngôn lần này, cũng giống như những chế tài trước đó, chưa đủ mạnh và chưa đủ sức răn đe. Theo tôi, điều quan trọng là phải tránh nể nang, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thì Quy chế phát ngôn mới được thực hiện nghiêm túc.”
“Có quy chế phát ngôn trước đây cũng như việc ban hành quy chế phát ngôn bây giờ khiến cho việc tác nghiệp của báo chí và việc trả lời báo chí của các cơ quan nhà nước được thuận lợi hơn, dễ dàng hơn, có quy tắc định hướng rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, tôi chỉ e ngại ở phần ủy quyền bằng văn bản của quy chế phát ngôn mới sẽ gây khó khăn cho trường hợp bất thường mà không kịp làm văn bản.
Còn hành động né tránh phát ngôn như: nói vòng vo, không trả lời đúng vấn đề, viện lý do, bất hợp tác, không nghe điện thoại... thì rất khó xử lý và không được ghi tại đây. Như vậy, khi các cơ quan quản lý Nhà nước muốn xử phạt cũng rất khó. Chưa kể những hành vi này rất khó chứng minh động cơ vi phạm trách nhiệm người phát ngôn”.