Người mẹ vá cờ Tổ quốc nơi giới tuyến

Ngọn cờ Tổ quốc bên dòng sông Hiền Lương (Quảng Trị) mang trong mình một sử thi bi tráng dằng dặc 20 năm và sẽ còn thắm mãi muôn đời bởi thấm máu xương bao người con Việt Nam anh hùng.

Người mẹ vá cờ Tổ quốc nơi giới tuyến

Người mẹ vá cờ Tổ quốc nơi giới tuyến

Mẹ Diệm (phải) cùng mẹ Sang (trái) và đồng đội vá cờ trước cửa hầm bên bờ Bắc sông Hiền Lương dưới mưa bom, bão đạn (Ảnh tư liệu).

Vá cờ trong bão đạn

Ngày 10/8/1954, cột cờ đầu tiên được dựng giữa sân đồn công an vũ trang giới tuyến Hiền Lương. Cột cờ làm bằng gỗ cao 16m, lá cờ may bằng vải sa tanh đỏ rộng 24m2. Thời điểm ấy, hai cột cờ ở hai đầu cầu giới tuyến ghi dấu ấn cuộc đọ sức đầu tiên của ta và địch ở khu phi quân sự. Bên này cột cao hơn thì bên kia lại nâng thêm một vài mét, bên này cờ to hơn thì bên kia phải làm cờ to hơn nữa! Tháng 4/1956, Chính phủ cho xây cột cờ lớn và kiên cố bằng thép ống cao 34m, trên đỉnh gắn một ngôi sao bằng đồng đường kính 1,2m với hệ thống 15 bóng đèn loại 500W, lá cờ có kích thước 134,4m2 (9,6 x 14m). Bà con bờ Nam nhìn sang lá cờ bên bờ Bắc đang tung bay phần phật trước gió để thêm vững tin về khát vọng thống nhất đất nước dù mỗi ngày họ vẫn phải đối mặt với sự kìm kẹp của quân thù.

Khi địch bắt đầu leo thang chiến tranh, ném bom đánh phá miền Bắc, cột cờ Hiền Lương là một trọng điểm đánh phá của chúng. Bất chấp lửa đạn của kẻ thù, cột cờ vẫn đứng hiên ngang giữa bầu trời giới tuyến. Nhiều người đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ lá cờ thiêng liêng. Bom đạn quân thù bắn rách cờ đã có những bà mẹ thôn Hiền Lương sẵn sàng dùng từng mũi kim đường chỉ để vá cờ.

Khát vọng không biên giới

Một trong số những bà mẹ anh hùng ấy là mẹ Ngô Thị Diệm. Chúng tôi về bờ Bắc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tìm gặp mẹ Hoàng Thị Sang (người đồng đội từng vá cờ cùng mẹ Diệm), năm nay đã 90 tuổi, đang sống cùng người con trai út. Dù đã già yếu nhưng mẹ vẫn ngồi cả buổi chiều để kể cho chúng tôi nghe câu chuyện vá cờ Tổ quốc dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù. Mẹ Sang kể: “Thời chiến, bom đạn dội xuống như mưa, nhà tan cửa nát, người chết bên mâm cơm, người sống như hạt gạo trên sàng, khốc liệt lắm! Những năm 1967 - 1968, đất Vĩnh Linh trở thành mục tiêu tăng cường đánh phá của Mĩ - ngụy, quân ta mỗi ngày treo cờ Tổ quốc lên bờ Bắc đều bị họng súng của giặc nhắm bắn. Dù trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhưng phía ta quyết tâm trên cột cờ lúc nào cũng phải có lá cờ đỏ sao vàng tung bay mà cờ của ta phải to hơn, lành lặn hơn, bay cao hơn phía địch. Bởi lá cờ ấy thể hiện khát vọng thống nhất đất nước cháy bỏng của mỗi người dân!”. Kể đến đây, mẹ Sang quay về phía bàn thờ, giới thiệu với chúng tôi về người chị, người đồng chí Ngô Thị Diệm. Mẹ bồi hồi nhớ lại: “Thời điểm ấy, tất cả những người không cầm súng chiến đấu đều được tập kết ra Bắc. Nhưng khi thấy các chiến sĩ công an, bộ đội cặm cụi vá cờ, chị Diệm rủ mấy chị em tui tình nguyện ở lại nhận công việc ấy. Nhưng cờ vừa kéo lên lại bị đạn xé rách. Việc vá cờ diễn ra suốt ngày đêm. Do lá cờ có kích thước lớn 134,4m2 nên phải đặt vá ở một khoảng sân rộng, khi máy bay địch ập đến thì lập tức phải xếp cờ chui xuống hầm tránh bom. Im tiếng súng lại lên vá tiếp để hoàn thành nhanh nhất với khẩu hiệu: Cờ luôn bay trên cột!”.

“Giờ không nhớ rõ bao nhiêu mét cờ đã được vá? Bao nhiêu vết đạn xé rách cờ được bịt kín lại? Chỉ biết rằng cờ rách thì vá, đặc biệt là phải vá cho thật nhanh!”, mẹ Sang quả quyết nói.

“Trong đội vá cờ, chị Diệm được phong là thủ trưởng. Bởi chị không những khéo về đường kim, mũi chỉ mà lúc vá, chị còn biết chú trọng chỗ quan trọng nhất trên lá cờ. Đó là ngôi sao vàng năm cánh”, mẹ Sang kể tiếp. Theo như mong ước của mẹ Diệm: Vá lành ngôi sao cũng là gắn lành lại năm châu, thế giới không còn chiến tranh, con người không còn đối xử với nhau bằng bom đạn và sự hủy diệt. “Chiến tranh chia cắt, người bên ni chỉ biết ngó người bên tê mà rơi nước mắt. Đã là người Việt Nam, dù ở cả hai miền, đã có lòng yêu Tổ quốc thì ai cũng cùng chung một khát vọng như chị Diệm. Nhưng tui phục tấm lòng chị Diệm lắm”, mẹ Sang bùi ngùi nói, đôi mắt ngân ngấn lệ.

Khát vọng của mẹ Diệm đã vượt trên nỗi khát vọng thống nhất, độc lập của một con người, một quốc gia, để hướng đến một thế giới sống bằng tình người, không còn tiếng súng.

Người mẹ vá cờ Tổ quốc nơi giới tuyến

Tượng mẹ Diệm ngồi vá cờ tại Bảo tàng lịch sử cách mạng Hiền Lương.

Người mẹ vá cờ đã đi vào huyền thoại ấy là mẹ Ngô Thị Diệm, sinh ra ở bờ Bắc sông Bến Hải, có chồng là chiến sĩ cách mạng Lê Văn Hồi đã hy sinh. Mẹ sinh được hai người con là anh Lê Văn Sòa, hiện là cán bộ quân đội công tác tại Hà Nội và chị Lê Thị Nguyệt, sống ở huyện Gio Linh (Quảng Trị). Sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, mẹ Diệm ở với con gái, đến năm 1992 thì mẹ qua đời vì bạo bệnh với lời nhắn nhủ các con trước lúc ra đi: “Mạ muốn khi nằm xuống, mạ sẽ được đưa về nơi gần cột cờ Hiền Lương, để ngày ngày mạ vẫn được nhìn thấy lá cờ tung bay...”.

Ghi nhớ công lao và sự hi sinh thầm lặng của mẹ, Đảng và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho mẹ Ngô Thị Diệm, người mẹ vá cờ Tổ quốc bên bến Hiền Lương trong những năm tháng chiến tranh kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

Lê Dương

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !