Người đóng guốc mộc hơn nửa thế kỷ ở chợ Bến Thành

Người phụ nữ nhỏ nhắn vừa nói vài từ tiếng Anh“Ok” “No” “Sorry” “Thank you" vừa đưa tay biểu hiện cử chỉ với những người khách nước ngoài đến mua guốc mộc.
Người đóng guốc mộc hơn nửa thế kỷ ở chợ Bến Thành - ảnh 1

Bà Liên cẩn thận gài đinh và dùng búa đóng đinh vào thân guốc

“Hơn 70 tuổi rồi, tôi cũng chỉ biết nhiêu đó vài từ tiếng Anh thôi, nghĩ lại thấy mình là dân buôn bán mà lạc hậu quá”, đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Liên, người bán guốc mộc cuối cùng ở chợ Bến Thành (Q1, TP.HCM).

Hơn 50 năm qua, gian hàng nhỏ treo đầy guốc mộc vỏn vẹn chỉ có 1,5 m2 của một người phụ nữ dáng hình nhỏ bé ngày ngày luồn lách trong sạp hàng chật chội lựa guốc cho khách đã trở nên quá đỗi quen thuộc với các tiểu thương chợ Bến Thành.

Tay thoăn thoắt dùng búa đóng từng chiếc đinh vào guốc, dù không rành tiếng Anh nhưng bà luôn mang lại niềm vui cho nhiều khách du lịch với những tràng cười vang cả một góc chợ.

Người đóng guốc mộc hơn nửa thế kỷ ở chợ Bến Thành - ảnh 2

Công đoạn làm đế cho đôi guốc

Ở cái tuổi thất thập rồi mà tay bà vẫn dẻo dai lắm, đôi mắt vẫn còn tinh tường lắm. Bà cẩn thận gài từng chiếc chiếc đinh rồi dùng búa đóng nhẹ nhàng để chiếc quai dính chặt vào thân guốc. Rồi bà lại tỉ mẩn dùng kéo cắt từng đoạn quai guốc thừa bỏ đi. Xong xuôi công việc bà đưa guốc mình vừa đóng cho khánh ướm thử rồi sửa đi sửa lại cho đến khi nào họ vừa ý mới thôi.

Công việc tưởng chừng như cô cùng nhàm chán ấy lại chính là niềm vui của bà suốt mấy chục năm qua. Bà Liên kể: “Mới 18 tuổi, gia đình nghèo khó, tôi theo cô ra chợ Bến Thành phụ bán guốc mộc. Những tháng ngày cùng cô gắn bó với sạp hàng nhỏ bé này, cùng trải qua bao niềm vui nỗi buồn của việc kinh doanh guốc mộc, dần dần tôi trở nên yêu thích công việc giản dị này lúc nào không hay”.

Khi người cô qua đời, bà Liên đã tiếp quản sạp hàng nhỏ đến bây giờ. Guốc ở sạp hàng bà Liên được chia làm nhiều loại với mỗi mức giá khác nhau: Guốc cao cẩn có giá 150.000 đồng, guốc thấp cẩn giá 180.000 đồng, guốc nhựt giá 120.000 đồng, guốc trẻ em 80.000 đồng…

Theo bà Liên gỗ làm guốc có rất nhiều loại nhưng chủ yếu là là gỗ thông và gỗ xoan với đặc tính bền và nhẹ nên rất thích hợp để làm guốc.

Người đóng guốc mộc hơn nửa thế kỷ ở chợ Bến Thành - ảnh 3
Người đóng guốc mộc hơn nửa thế kỷ ở chợ Bến Thành - ảnh 4

Nhiều khách nước ngoài tỏ ra tò mò thích thú với các công đoạn đóng guốc của bà

Cũng theo bà Liên, thời kỳ thịnh hành nhất của guốc mộc là những năm 70-80 thế kỷ trước. Có thời điểm một ngày bà bán được cả vài chục đôi guốc. Bà đóng guốc cho khách không ngơi nghỉ đôi tay một phút nào. Tuy nhiên, thời gian sau đó, nhiều mặt hàng giày dép với chất lượng, mẫu mã đẹp tràn vào thị trường khiến việc buôn bán guốc mộc trở nên ế ẩm, có ngày bà không bán được một đôi guốc nào.

Nhưng không phải vì thế mà bà bỏ nghề. Bà Liên tâm sự: “Hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề làm guốc, ngày nào không ra sạp, sắp xếp những đôi guốc lên kệ, nhìn ngắm những đôi guốc do tự tay mình đóng là tôi thấy có gì đó khó chịu lắm. Cách đây vài năm, tôi ốm nặng phải nằm bệnh viện. Tôi phải nhờ cháu gái ra phụ giúp tôi mở cửa sạp guốc cũng chỉ với suy nghĩ không để cho sạp guốc đóng cửa một ngày nào cả”.

Người đóng guốc mộc hơn nửa thế kỷ ở chợ Bến Thành - ảnh 5

Khách ướm guốc thử đến khi nào vừa ý mới thôi

Mỗi đôi guốc bán được tiền lời chẳng là bao nhưng bà vẫn gắn bó và tận tụy với khách hàng của mình.

Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt hơn 50 năm bán guốc ở chợ Bến Thành, bà cho biết đó là lần có một chàng trai người Singapore du lịch sang Việt Nam ghé sạp bà mua guốc về làm quà lưu niệm. Vài năm sau đó, chàng trai đó có cơ hội quay trở lại Việt Nam và ghé lại sạp của bà lần thứ hai để cảm ơn vì đôi guốc quá đẹp, giá rất rẻ và bền. Chàng trai đó dành tặng cho bà một tấm bảng viết tiếng Anh: Custome mande shoes! Cheaper shoes in market! (Tạm dịch: guốc đóng, rẻ hơn so với giá thị trường)

Người đóng guốc mộc hơn nửa thế kỷ ở chợ Bến Thành - ảnh 6

Bà Liên hướng dẫn cho một du khách người Nhật lựa guốc

Nhiều người bảo bà treo tấm bảng đó lên sạp để khách nước ngoài đến tìm mua guốc nhưng bà lại cất vào một góc nhỏ coi như là một kỷ niệm đáng nhớ trong suốt quãng đời bán guốc của mình.

Với bà Liên, việc duy trì sạp guốc mộc đến ngày hôm nay chỉ với một mục đích đó là gìn giữ lại một nét văn hóa của người Việt xưa, để con cháu sau này còn biết đến, còn nghe thấy những tiếng lộc cộc của những đôi guốc mộc vang lên mỗi ngày. “Sau này tôi không còn sức khỏe nữa thì người cháu gái sẽ là người kế cận tôi tiếp tục gìn giữ sạp guốc mộc này!”- bà Liên trải lòng.

An Hà - Nguyễn Tuấn

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !