"Ngón cái ôm đồm" trước cơ hội hạnh phúc

Có người bên xóm cũng để ý em, người ta mất vợ, nuôi con một mình, có mượn lời hỏi em muốn về ở chung không.

Kính gửi chị Hạnh Dung, 

Em năm nay 48 tuổi, chưa lập gia đình. Hoàn cảnh nhà em khó khăn, nhà có ba chị em gái, hai đứa em đã lập gia đình nhưng cũng không may mắn. Em gái kế lấy chồng công nhân, đang ở nhà thuê và đi làm trong khu công nghiệp. Em gái út lỡ có bầu, sinh con ra đem về gửi em nuôi.

Nay em gái út đã lấy chồng, có thêm con, cuộc sống không khá thêm bao nhiêu. Em là chị hai, hình thức bên ngoài vốn thô tháp, xấu, đen, không được dễ coi như hai em gái, nên từ khi lớn lên tới giờ chỉ ở nhà chăm lo cho má.

Những ngày cuối khi bệnh má trở nặng, má nói: “Thôi bàn tay có ngón dài ngón ngắn, con là ngón tay cái, má nhờ con, mấy em cũng nhờ con”. Em hiểu ý má, ai có chút đồ trang sức cũng đeo cho mấy ngón tay kia, có ai đeo cho ngón cái bao giờ. Má mất rồi, em nuôi cháu, lâu lâu em gái về thăm con rồi đi. 

Có người bên xóm cũng để ý em, người ta mất vợ, nuôi con một mình, có mượn lời hỏi em muốn về ở chung không. Hai đứa em gái nói chị đừng để người ta lợi dụng, xưa nay cực khổ rồi giờ tự nhiên đi nuôi con cho người ta nữa. Em nghĩ nếu giờ em lấy chồng, thì cháu em phải gửi trả lại cho mẹ nó, mà mẹ nó thì không thể nuôi con. Nghĩ về tương lai, em cũng mong có mái ấm gia đình, có con của mình, nhưng hoàn cảnh bây giờ như vậy khó quá. Em xưa nay vẫn hay nhường hết cho hai em, cũng không giỏi nói năng thưa thốt, giờ không biết tính sao… 

Nguyễn Thị Thường (TP.HCM)

Ảnh minh họa

Em Thường thân mến, 

Cuộc đời không bao giờ là một phép chia đều, cả những may mắn lẫn những điều không may mắn. Nhưng không có nghĩa là người nào được chia phần nhiều hơn thì có quyền quyết định số phận của người bị chia phần ít hơn. Ai cũng có quyền tự định đoạt đời mình, trên những gì mình có. Má gọi em là ngón tay cái, bởi ngón tay cái dù to, thô tháp, không được chăm chút, nhưng bàn tay thiếu ngón tay cái thì khó mà làm nên việc được. Em thấy không, chuyện gì cũng cần có ngón tay ấy. Hãy công bằng với nó, ngón tay cái cũng cần được hạnh phúc, được bù đắp xứng đáng, theo cách của nó, phải không em. 

Điều quan trọng lúc này là tình cảm của em với người đàn ông mà em dự định sẽ chia sẻ cuộc đời. Đừng mặc cảm vì mình không “dễ coi” như người khác. Ngón cái có giá trị vô cùng lớn, giá trị đó mới chính là vẻ đẹp hiếm có của em. Em có khả năng quán xuyến gia đình, yêu thương, chăm lo cho người khác, trở thành chỗ nương tựa cho người thân trong lúc khó khăn. Tấm lòng của em là vàng ròng. Nếu em và người đó yêu nhau, đó không chỉ là hạnh phúc của em mà còn là phước quý cho người đó nữa. Cơ bản nhất vẫn là tình cảm giữa hai bên. Vì vậy, em đừng vội quyết bề này hay bề kia, hãy cho mình thời gian để tìm hiểu, để tình cảm hai bên được phát triển, được chín muồi.

Lúc đó hôn nhân của em là hạnh phúc, chứ không phải chỉ là đi nuôi con cho người ta. Cũng đừng khăng khăng tự cột mình vào thân phận “ngón cái”. Ngón cái làm được nhiều việc, vậy nó làm việc của các ngón khác cũng được chứ sao. Mình nên tập trung vào việc của mình, không phải lúc nào cũng tham gia việc của người khác, em ạ. 

Nỗi lo lắng về cháu gái em có thể sẽ là câu chuyện để nói với bạn em, nói với mẹ của bé, nhằm tìm ra cách tốt nhất cho đứa trẻ. Cần một thời gian để các bên đều quen dần với suy nghĩ và cách giải quyết cho việc này, em cũng nên hỏi và tôn trọng ý kiến của bé nữa.

Đừng dồn hết mọi chuyện vào gánh của mình. Mẹ bé vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Em không nên quyết định theo kiểu “ngón cái”, ôm đồm hết mọi chuyện, vì trước tiên em phải đưa ra quyết định cho cuộc đời mình đã. Chúc em tìm được hạnh phúc của mình. 

Hạnh Dung

Theo PNO

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Đang cập nhật dữ liệu !