Ngỡ ngàng loại nấm có khả năng tạo mưa thần kỳ
Loại nấm lạ này có hàng triệu bào tử nấm nổi trên mũ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ước tính xung quanh những khu vực có loại nấm này có thể chứa hàng triệu thậm chí là hàng tỷ bào tử nấm phảng phất trong bầu khí quyển. Chúng có vai trò quan trọng trong việc duy trì một môi trường ẩm ướt cho những cây nấm và cả khu rừng nơi chúng sinh sống.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những bào tử nấm này có thể tạo ra những đám mây hình thành phía trên nấm và tạo ra mưa. Điều này sẽ tạo ra một vòng lặp thông tin phản hồi tích cực cho cây nấm. Nói dễ hiểu hơn, mưa sẽ giúp các cây nấm phóng nhiều bào tử hơn vào bầu khí quyển, do đó tạo ra nhiều mưa hơn.
Những bào tử nấm này có thể tạo ra những đám mây hình thành phía trên nấm và tạo ra mưa. |
Các nhà khoa học không nghĩ rằng đây là một phương thức sinh sản của nấm mà họ cho rằng đây là cách để nấm duy trì môi trường ẩm ướt giúp chúng phát triển mạnh hơn. Các bào tử nấm được tìm thấy ở các lá tia ở mũ nấm hoặc các lỗ chân lông mặt dưới của mũ nấm. Đặc biệt, mỗi một cây nấm có thể phát tán lên đến 30.000 bào tử mỗi giây.
Mọi người còn phát hiện ra rằng khi độ ẩm tương đối đạt ngưỡng 100% như trong các đám mây bão hòa, thì nước sẽ ngưng tụ thành các giọt lớn đủ để tạo ra mưa. Tuy nhiên, nếu độ ẩm xuống dưới 100%, thì nước sẽ bốc hơi khỏi các bào tử. Do đó, việc nấm sản xuất ra các bào tử có thể có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành các hạt mưa trong khu rừng chúng sinh sống.
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện ra các hạt sinh học tí hon liên quan đến sự hình thành của mưa. Trước kia, người ta đã biết rằng vi khuẩn cũng có thể hoạt động như một "bình xịt", trong đó có những phân tử nhỏ li ti như một hạt nhân cho sự ngưng tụ nước, sau đó phát triển cho đến đến khi những giọt nước đủ lớn rồi rơi xuống.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng về loại vi khuẩn gây ra mưa và thậm chí là tạo ra tuyết ở Nam Cực. Điều này thấy rằng vi khuẩn có thể ẩn nấp trong những đám mây và di chuyển đến những khoảng cách rất xa.