Nghị định mới về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sẽ tích hợp nội dung thuê dịch vụ CNTT

Nội dung quy định về thuê dịch vụ CNTT đã được Bộ TT&TT tích hợp vào dự thảo Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT hiện đang được Bộ này lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp.
Nghị định mới về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sẽ tích hợp nội dung thuê dịch vụ CNTT - ảnh 1

Dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT đang được Bộ TT&TT soạn thảo đã dành hẳn 1 chương (Chương IV) với 14 Điều để quy định về quản lý hoạt động thuê dịch vụ CNTT (Ảnh minh họa: Công ty DTT cung cấp)

Dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT là một trong những cơ chế, chính sách Bộ trưởng Bộ TT&TT trong kết luận tại hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước tháng 1/2019  đã yêu cầu Cục Tin học hóa phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện để có thể trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2019.

Hiện tại, phiên bản 5 của dự thảo Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT do Bộ TT&TT xây dựng đã được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) và website của Bộ TT&TT (Mic.gov.vn) để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo người dân trong và ngoài nước. 

Bộ TT&TT cho biết, dự thảo Nghị định này đã được Bộ xây dựng theo hướng giải quyết vướng mắc cho hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT; phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan; bãi bỏ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT, thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.

Dự thảo Nghị định này cũng được đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính đánh giá đã có nhiều tháo gỡ các tồn tại vướng mắc trong triển khai ứng dụng CNTT và đề nghị Bộ TT&TT khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành để đảm bảo cơ sở pháp lý cho triển khai ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Gồm 8 Chương với tổng số 92 Điều, dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT quy định cụ thể việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn đầu tư công; hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Các hoạt động đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ CNTT thuộc diện bí mật quốc gia không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Nghị định mới sẽ được áp dụng đối với: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội; UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ CNTT sử dụng các nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này. Khuyến khích tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ CNTT sử dụng vốn khác áp dụng các quy định tại Nghị định này.

Đáng chú ý, dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT đã dành hẳn 1 chương (Chương IV) với 14 Điều để quy định về quản lý hoạt động thuê dịch vụ CNTT.

Cụ thể, dự thảo Nghị định quy định, với dự án thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn đầu tư công (sau đây gọi là dự án thuê), trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định tại Nghị định này. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thuê thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định tại Mục 2 Chương này.

Đối với hoạt động thuê dịch vụ CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên, theo dự thảo Nghị định, với hoạt động thuê dịch vụ CNTT sẵn có trên thị trường, thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị; giá thuê dịch vụ được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm thuê dịch vụ. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định thuê dịch vụ yêu cầu phải lập kế hoạch thuê dịch vụ CNTT, việc lập kế hoạch thuê dịch vụ CNTT thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.

Còn với hoạt động thuê dịch vụ CNTT được thiết lập theo các yêu cầu riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của cơ quan, đơn vị (gọi tắt là dịch vụ theo yêu cầu riêng), sẽ thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.

Đối với hoạt động thuê dịch vụ CNTTcó thời gian thuê trên 1 năm, đơn vị sử dụng ngân sách được giao nhiệm vụ thuê dịch vụ (gọi tắt là chủ trì thuê) báo cáo cấp có thẩm quyền quyết xem xét, quyết định. Quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán kinh phí thuê dịch vụ CNTT được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Về thẩm quyền quyết định thuê dịch vụ CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên, Bộ TT&TT đề xuất, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định thuê dịch vụ CNTT thuộc phạm vi quản lý; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp quyết định thuê dịch vụ CNTT thuộc phạm vi quản lý của địa phương; Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định thuê dịch vụ CNTT có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp.

Dự thảo Nghị định mới về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT cũng nêu rõ, thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình thuê dịch vụ CNTT thuộc sở hữu của cơ quan, đơn vị thuê; nhà thầu có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, chuyển giao đầy đủ cho cơ quan, đơn vị thuê các thông tin, dữ liệu khi kết thúc hợp đồng thuê dịch vụ CNTT.

Đồng thời, dự thảo Nghị định mới cũng hướng dẫn cụ thể về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động thuê dịch vụ CNTT; thuê dịch vụ CNTT tập trung; nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án thuê dịch vụ CNTT; nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thuê dịch vụ CNTT; Hợp đồng dự án thuê dịch vụ CNTT, tổ chức kiểm thử, vận hành thử; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ CNTT theo yêu cầu riêng; lập kế hoạch thuê; dự toán thuê dịch vụ CNTT theo yêu cầu riêng...

Bên cạnh các quy định về quản lý hoạt động thuê dịch vụ CNTT, phiên bản 5 của dự thảo Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT còn quy định chi tiết về quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT; quản lý hoạt động ứng dụng CNTT; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT; bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT cũng như trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ CNTT.

M.T

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !