Nghệ An chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm theo 'phong trào'

Mặc dù đã tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhưng tình trạng dạy thêm, học thêm, chạy đua học ngoại ngữ theo “phong trào”… trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn diễn ra phức tạp, cần được chấn chỉnh kịp thời.
Nghệ An chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm theo 'phong trào' - ảnh 1

Tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn diễn ra phổ biến.

Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công văn 4549/UBND.VX về việc chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm trái quy định trên địa bàn.

Theo đó, thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGDDT, ngày 15/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định 01/2013/QĐ.UBND.VX ngày 11/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về quy định dạy thêm, học thêm.

Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT Nghệ An, UBND các huyện, thành thị đã tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, đưa hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, tình trạng dạy thêm trái quy định ở một số địa bàn dân cư vẫn còn diễn ra như: Tổ chức dạy trước chương trình cho các cháu chuẩn bị vào lớp 1, tổ chức học thêm văn hóa, ngoại ngữ… tại nhà một số giáo viên; các trung tâm Ngoại ngữ, du học quảng cáo, chiêu sinh rầm rộ và có một số biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh…gây áp lực đối với phụ huynh, học sinh và tạo dư luận xã hội không tốt đối với công tác quản lý giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm theo 'phong trào' - ảnh 2

Việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giáo dục kỹ năng sống... cho các em học sinh cần được đẩy mạnh...

Để tiếp tục chấn chỉnh việc day thêm, học thêm, chạy đua học ngoại ngữ theo “phong trào”… trong dịp hè 2017, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong ngành giáo dục đào tạo và toàn xã hội về chủ trương không dạy thêm, học thêm trái quy định, học ngoại ngữ theo “phong trào”… để các em học sinh dành thời gian trong dịp hè tổ chức các hoạt động vui chơi phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục, UBND các phường, xã, thị trấn cùng phối hợp thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành.

Đồng thời, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao, Tỉnh đoàn hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh cho học sinh, sinh viên tại nơi cư trú… nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh về chăm sóc, giáo dục học sinh trong các ngày nghỉ, ngày hè, thực hiện đúng kế hoạch năm học đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra; xử lý nghiêm đối với cá nhân giáo viên, các tổ chức vi phạm quy định và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị có người vi phạm. Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tăng cường công tác giám sát, phát hiện và đầu tranh với việc dạy thêm trái quy định.

Việt Hòa

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

Đang cập nhật dữ liệu !