Ngành du lịch tiếp tục tìm hướng đi mới khắc phục khó khăn
Sự bùng phát trở lại của dịch bệnh khiến du lịch những tháng đầu năm 2021 với nhiều hy vọng "khởi sắc" lại rơi vào tình trạng ảm đạm.
Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất là khi Quảng Ninh được coi là vùng dịch, gần như tất cả khách sạn trên địa bàn đều đóng cửa, không hoạt động, cắt giảm nhân sự, chi phí. Nguồn vốn cạn kiệt, nhiều chủ sở hữu buộc phải thanh lý tài sản để trả nợ ngân hàng.
Nhiều đơn vị khác kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản, người lao động liên quan đến du lịch mất việc làm.
Nằm vị trí đắc địa bậc nhất tại thành phố biển du lịch Hạ Long, Quảng Ninh, Mường Thanh Quảng Ninh là khách sạn tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên tại thành phố Hạ Long với cao 34 tầng với 508 phòng, phòng gồm các hướng: hướng thành phố, hướng vịnh Vịnh Hạ Long, hướng công viên Hạ Long Park… giúp du khách thưởng ngoạn Hạ Long về đêm một cách chân thực nhất.
Hơn nữa, tổ hợp vui chơi lớn nhất miền Bắc Sunworld, Hạ Long Park chỉ cách Mường Thanh Luxury bằng cách băng qua con đường nằm đối diện với khách sạn, chính vì lý do này mà Mường Thanh luôn là lựa chọn số 1 khi nghỉ dưỡng tại Hạ Long, tổ hợp vui chơi. Tổ hợp được thiết kế bao gồm 3 phân khu chính là: Phân khu giải trí ven biển và phân khu giải trí Ba Đèo được kết nối với hệ thống cáp treo Nữ Hoàng độc đáo. Hệ thống trò chơi hiện đại, đẳng cấp cùng với không gian kỳ vũ của vịnh Hạ Long chắc chắn sẽ mang tới cho du khách trải nghiệm khó quên.
Ảnh minh họa |
Thế nhưng, thời điểm tháng 1/2018 khách sạn Mường Thanhcó khoảng trên 200 mã khách hàng đặt phòng vào dịp Tết Nguyên đán với tổng trị giá vài tỷ đồng. Khi đại dịch lần thứ 3 trực tiếp tấn công Quảng Ninh, tất cả khách hàng đều hủy dịch vụ, chuyển tuyến.
Đến nay, mặc dù dịch Covid-19 tại Quảng Ninh cơ bản được kiểm soát, nhưng Mường Thanh Quảng Ninh vẫn chưa thể mở cửa trở lại.
Dự kiến Mường Thanh (Quảng Ninh) sẽ mở cửa trở lại vào dịp 30/4 khi dịch bệnh kiểm soát thực sự tốt. Còn hiện nay vẫn trong tình trạng nghỉ Tết. Bởi chi phí vận hành khách sạn trở lại rất lớn, trong khi không có khách. Hiện nay, để duy trì bộ máy, Tập đoàn phải chấp nhận bù lỗ, hỗ trợ 40% lương cho người lao động, duy trì đóng BHXH. Nhưng tình trạng này kéo dài thì không biết thế nào”, ông Đinh Thọ Quang chia sẻ.
Rất nhiều khách sạn chỉ giữ lại bộ khung nhân sự và chấm dứt hợp đồng lao động với toàn bộ nhân viên. Ông Ngô Đăng Toại, Chi hội trưởng Chi hội khách sạn Quảng Ninh, Giám đốc Khách sạn Công đoàn Hạ Long, cho biết: “Khách sạn trước đây có 220 nhân viên, đến nay nhiều người đã cho nghỉ việc, chỉ cố gắng giữ lại 40 người giữ vị trí lãnh đạo các bộ phận. Năm 2020, chúng tôi duy trì 14 công/người cho số lao động này để đảm bảo ngày công đóng BHXH. Tuy nhiên, năm nay thì chưa biết sẽ ra sao”.
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh doanh nghiệp du lịch cần tính toán kịch bản ứng phó với những tình huống xấu nhất. Trong đó, doanh nghiệp du lịch cần linh hoạt, đa dạng loại hình kinh doanh để tồn tại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, thay đổi chuỗi kinh doanh để tạo dư địa tăng trưởng.
Về lâu dài, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần định hình lại thị trường và sản phẩm du lịch để phục hồi ngành du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch đang tích cực nghiên cứu, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa trên việc khai thác lợi thế về tài nguyên du lịch như sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch sự kiện, du lịch khám phá và trải nghiệm thiên nhiên… nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp về du lịch có thể đẩy mạnh các chương trình du lịch tại chỗ (city tour), chương trình du lịch ngắn ngày. Đặc biệt, thay vì đi tour bằng máy bay phổ biến trước đây, các chương trình du lịch sử dụng phương tiện ôtô sẽ lên ngôi.
Đón đầu xu hướng này, một số công ty du lịch vừa giới thiệu loại hình tour mới bằng xe riêng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và yếu tố bảo đảm an toàn được đặt lên hàng đầu.
Hoàng Thanh