Ngân sách hụt thu nghìn tỷ Lọc dầu Nghi Sơn: Chấm dứt ưu đãi trước khi sa lầy...

Trong bối cảnh hiện nay nếu cứ giải quyết cho các doanh nghiệp theo hướng bù lỗ mãi thì chúng ta sẽ sa lầy không có lối thoát. Chính phủ phải kiên quyết, nếu thật sự nhà đầu tư không đủ khả năng làm thì nên nghỉ chứ không thể cứ cơ chế xin, cho...

Tính toán sơ bộ của Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) về việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dự kiến vận hành từ cuối năm 2017 thì ngân sách nhà nước sẽ hụt thu hơn 1.300 tỉ đồng. Và từ năm 2018, khi nhà máy này nâng dần công suất, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu khoảng 10.929 tỉ đồng, năm 2019 hụt thu hơn 10.600 tỉ đồng và năm 2020 hụt tới trên 14.100 tỉ đồng...

Đặc biệt, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), là doanh nghiệp tham gia góp vốn tại dự án này – sẽ phải bù lỗ cho nhà máy này hàng trăm triệu USD mỗi năm, chưa kể hơn 3.830 tỉ đồng bỏ ra hỗ trợ trực tiếp Nghi Sơn làm đê chắn sóng, đường nội bộ, hệ thống chiếu sáng...

Ngân sách hụt thu nghìn tỷ Lọc dầu Nghi Sơn: Chấm dứt ưu đãi trước khi sa lầy... - ảnh 1

Dự kiến, khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động trong năm 2017, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm (Ảnh: báo Tuổi trẻ)

Trao đổi với PV báo điện tử Infonet về vấn đề này, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược thể hiện quan điểm không tán thành việc PVN phải bù lỗ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước bị sụt giảm chỉ vì những ưu đãi “đặc biệt” đối với Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

- Không chỉ làm hụt thu ngân sách hàng tỷ đồng mỗi năm, PVN còn phải bù lỗ hàng trăm triệu USD sau khi dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hoạt động. Theo ông, vì sao một dự án với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được đầu tư hàng tỷ USD lại khiến ngân sách nhà nước vừa bị hụt thu và bù lỗ?

- TS. Lưu Bích Hồ: Những năm trước, dầu khí là một trong những lĩnh vực chúng ta muốn đẩy mạnh ưu tiên để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, do vậy chính sách ưu đãi “trải thảm đỏ” nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến nay đã cho thấy có nhiều điều bất cập. Nhưng không vì ưu tiên, ưu đãi mà Nhà máy chưa vận hành đã tính toán đến việc phải bù lỗ.

Chúng ta nên xem lại tất cả những dự án FDI, xem lại chính sách “trải thảm đỏ” đón chào nhà đầu tư nước ngoài. Không phải dự án lọc dầu Nghi Sơn là trường hợp đầu tiên đề cập đến vấn đề này.

Mới đầu năm nay, câu chuyện về những khó khăn và lỗ của Nhà máy lọc dầu Dung Quất phải cầu cứu Chính phủ hỗ trợ là bài học đáng để suy ngẫm. 

Nếu chúng ta giải quyết cho Dung Quất thì không thể không giải quyết cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được. Do đó, Chính phủ cần phải cương quyết trong vấn đề này, không thể cứ để “bám” vào ngân sách mãi được.

Theo cam kết của Chính phủ, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vừa được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo, được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt 70 năm… Chúng ta đưa ra quá nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, thưa ông?

- TS. Lưu Bích Hồ: Theo cam kết thì đến năm 2027 chúng ta mới chấm dứt các biện pháp ưu đãi cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Những cam kết này đã quy định trong hợp đồng vì thời điểm đó chúng ta đang “rải thảm đỏ” để thu hút nguồn vốn FDI  bằng mọi giá. Nên mới có chuyện ưu đãi là kéo dài thời gian miễn thuế, sau đó là giảm thuế… những cái này đã được thỏa thuận từ trước rồi.

- Vậy có cách nào để vừa thực hiện đúng cam kết vừa không phải bù lỗ gây thất thu cho ngân sách nhà nước không, thưa ông?

Tôi nghĩ chúng ta cần phải xem lại những chính sách ưu đãi, chính sách nào hợp lý thì thực hiện, còn chính sách nào không hợp lý thì phải ngồi tính toán lại. Nếu đã trót cam kết rồi thì phải cố gắng thực hiện.

Trong bối cảnh hiện nay nếu cứ giải quyết cho các doanh nghiệp theo hướng bù lỗ mãi thì chúng ta sẽ sa lầy không có lối thoát. Trong khi còn nhiều doanh nghiệp trong nước đang gặp nhiều khó khăn thì các doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi nhiều, hà cớ gì mà phải bù lỗ?.

Quan trọng là cơ chế chính sách phải xem xét cho đồng bộ, và kiên quyết chấm dứt khả năng quản lý không nghiêm túc, trong đó có chứa cả lợi ích nhóm.

Chính phủ phải kiên quyết, nếu thật sự nhà đầu tư không đủ khả năng làm thì nên nghỉ chứ không thể cứ cơ chế xin, cho và bù lỗ mãi được.

Chúng ta nên xem lại tất cả những dự án FDI, xem lại chính sách “trải thảm đỏ” đón chào nhà đầu tư.  Chính sách nào hợp lý thì thực hiện, còn chính sách nào không hợp lý thì phải tính toán lại.

Tôi không tán thành chuyện này bởi vì một nhà máy chưa đi vào vận hành nhưng đã tính toán đến chuyện hụt thu ngân sách với bù lỗ là không ổn.

Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn được khởi công từ năm 2008 tại Khu kinh tế Nghi sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá) với số vốn đầu tư 9 tỷ USD. Công ty này là liên doanh gồm 4 thành viên: PVN chiếm 25,1%; Công ty Kuwait Petrolum chiếm 35,1%; Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) chiếm 35,1%; Công ty Mitsui Chemicals (Nhật Bản) chiếm 4,7%.

Với thời gian hoạt động lên tới 70 năm, công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm với nguyên liệu cơ bản là dầu thô nhập khẩu từ Kuwait. Dự kiến, dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ đi vào vận hành thử vào tháng 11/2016 đến tháng 6/2017, và vận hành thương mại từ tháng 7/2017. Đến năm 2020, nhà máy sẽ vận hành 100%.

Hải Yến

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.