Ngắm bộ sưu tập áo dài Việt Nam độc đáo từ thế kỷ 17

Hơn 50 hiện vật nguyên bản và phục dựng để khái quát những bước thăng trầm của áo dài Việt Nam, được nhà thiết kế Sỹ Hoàng trưng bày tại Áo dài Exhibition (Q.1 – TP.HCM).

Đây là những hiện vật áo dài nguyên gốc và phục dựng từ thế kỉ 17 cho đến thế kỉ 21, tạo ra một bức tranh tổng thể về quốc phục dân tộc Việt. Triển lãm nhằm quảng bá và tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của quốc phục Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước.

Tất cả các hiện vật đều được giới thiệu cụ thể bằng tiếng Anh và tiếng Việt để cung cấp cho khách tham quan những thông tin quý giá về lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ.

Triển lãm gồm 4 bộ sưu tập áo dài vô cùng độc đáo, gắn liền với quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, gồm: Áo dài xưa và nay, Áo dài tôn vinh các nữ lãnh đạo Việt Nam, Áo dài Quốc hoa ASEAN và Áo dài hội nhập.

Đặc biệt, công chúng sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện vật áo dài được phục chế từ chiếc long bào của vua Bảo Đại khi lên ngôi vào năm 1926. Chiếc áo này được nghệ nhân Vũ Văn Giỏi cùng 8 người thợ phục dựng trong suốt hơn 2 năm bằng phương pháp thủ công, trị giá 1,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, những chiếc áo dài từng gắn bó với các nữ lãnh đạo, những người phụ nữ đã cống hiến cho đất nước như: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Định, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, GS-bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ… cũng được triển lãm tại đây.

Nhà thiết kế Sỹ Hoàng trưng bày 50 hiện vật về áo dài từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 21 tại Áo dài Exhibition (Q.1 – TP.HCM)

Phục dựng lại long bào của vua Bảo Đại khi lên ngôi vào năm 1926.

Những chiếc áo tứ thân từ thế kỷ 17. Ở thời kỳ này, do khổ vải chỉ từ 35 - 40cm, nên thân áo trước là 2 vạt tách riêng, thân áo được khâu ghép lại thành 1 đường dài. Đây là hiện vật được phục dựng lại

Những chiếc áo tứ thân từ thế kỷ 17. Ở thời kỳ này, do khổ vải chỉ từ 35 - 40cm, nên thân áo trước là 2 vạt tách riêng, thân áo được khâu ghép lại thành 1 đường dài. Đây là hiện vật được phục dựng lại

Những chiếc áo tứ thân từ thế kỷ 17. Ở thời kỳ này, do khổ vải chỉ từ 35 - 40cm, nên thân áo trước là 2 vạt tách riêng, thân áo được khâu ghép lại thành 1 đường dài. Đây là hiện vật được phục dựng lại

Những hiện vật áo dài tân thời dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân, cách điệu, nhưng hình dáng về cơ bản vẫn giữ nguyên nét thuần túy của nó

Những hiện vật áo dài tân thời dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân, cách điệu, nhưng hình dáng về cơ bản vẫn giữ nguyên nét thuần túy của nó

Những hiện vật áo dài tân thời dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân, cách điệu, nhưng hình dáng về cơ bản vẫn giữ nguyên nét thuần túy của nó

Đáng chú ý là 7 bộ áo dài từng gắn bó với các nữ lãnh đạo, những người phụ nữ đã cống hiến cho đất nước

Đây là ba bộ áo dài của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Định, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.

Ngoài ra còn có 10 bộ áo dài Quốc hoa ASEAN được nhà thiết kế Sỹ Hoàng lấy cảm hứng từ Quốc hoa của các nước Asean để tạo nên các bộ áo dài này.

Ngoài ra còn có 10 bộ áo dài Quốc hoa ASEAN được nhà thiết kế Sỹ Hoàng lấy cảm hứng từ Quốc hoa của các nước Asean để tạo nên các bộ áo dài này.

Còn đây là góc triển lãm bộ sưu tập có chủ đề Áo dài hội nhập. Các áo dài này được lấy cảm hứng từ các Quốc phục của các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc...

Còn đây là góc triển lãm bộ sưu tập có chủ đề Áo dài hội nhập. Các áo dài này được lấy cảm hứng từ các Quốc phục của các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc...

Du khách nước ngoài đến chiêm ngưỡng các bộ sưu tập áo dài Việt Nam

Sỹ Đồng

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !