Nga "trình làng" hệ thống Nudol - siêu vũ khí đánh chặn vệ tinh

Nga đã phát triển thành công hệ thống đánh chặn "Nudol", đây là vũ khí được coi là "kẻ hủy diệt" của vệ tinh quân sự quỹ đạo thấp.

Theo Thông tấn Spunik Nga, Tổng giám đốc của Cục thiết kế chế tạo máy đặc biệt (một thành viên của tập đoàn Almaz-Antey), ông Vladimir Dolbenkov mới đây cho biết, cơ quan này đã phát triển thành công hệ thống chống vệ tinh di động “Nudol" và đang thử nghiệm thiết bị phóng chuyên dụng của hệ thống này.

Hệ thống chống vệ tinh Nudol, siêu vũ khí của Nga trong tương lai. Nguồn: Xinhua.

Trong một thời gian dài, Quân đội Nga đã giữ bí mật hệ thống chống vệ tinh di động " Nudol", khi hệ thống ngày càng hoàn thiện, các thông tin liên quan đã dần xuất hiện. Dự án được thực hiện bởi Tập đoàn Almaz-Antey. Phía Nga lần đầu tiên đề cập đến thiết kế thử nghiệm của hệ thống chống vệ tinh di động " Nudol" trong báo cáo tóm tắt năm 2011 của Cục thiết kế thuộc Tập đoàn Almaz-Antey. Vào thời điểm đó, báo cáo tuyên bố rằng, dự án đang trong quá trình phát triển phần mềm.

Hệ thống chống vệ tinh di động "Nudol" là phiên bản cải tiến của hệ thống chống tên lửa A-135 của Nga, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo tấn công trong giai đoạn giữa. Hệ thống này chủ yếu bao gồm trung tâm chỉ huy, radar phát hiện tầm xa, tên lửa đánh chặn 14A042 và bệ phóng. Trong số đó, thông tin liên quan của tên lửa đánh chặn 14A042 là phần quan trọng không được báo cáo trên các phương tiện truyền thông chính thức của Nga cho đến đầu năm 2018.

Các thành phần của hệ thống A-235 Nudol trong quá trình thử nghiệm. Nguồn: Xinhua.

Tên lửa đánh chặn 14A042 được cải tiến từ tên lửa chống tên lửa tầm ngắn 53T6 – vũ khí chủ lực của hệ thống chống tên lửa A-135. Nó có tầm bắn khoảng 100 km và độ cao khoảng 30 km, được trang bị đầu đạn nhiệt hạch, khi tác chiến nó sẽ ngăn chặn các tên lửa đạn đạo đang bay đến bằng một vụ nổ hạt nhân trong bầu khí quyển. Tương tự tên lửa chống tên lửa tầm ngắn 53T6, hình dạng của tên lửa đánh chặn 14A042 vẫn không thay đổi, nhưng 14A042 áp dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn hai tầng. Đến nay, Nga đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm thành công trên tên lửa đánh chặn 14A042.

Tên lửa đánh chặn 14A042 sử dụng phương pháp phóng di động, do đó hệ thống "Nudol" không chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ ở Moscow và Khu công nghiệp trung tâm, mà nó còn có thể triển khai được trên khắp đất nước Nga để hỗ trợ các mục tiêu quan trọng khác.

Hệ thống Nudol được tiết lộ là di sản lớn nhất mà Liên Xô để lại cho Nga. Nguồn: Xinhua.

Theo tuyên bố của Nga, hệ thống "Nudol" được kết nối với trạm radar cảnh báo sớm bước sóng centimet được triển khai ở vùng ngoại ô Moscow. Radar "Don-2N" của trạm này có thể phát hiện các vật thể không gian có đường kính tối thiểu 5 cm khi cách trái đất khoảng 2.000 km.

Nó cũng có thể phát hiện các đầu đạn tên lửa liên lục địa bay trong không gian ở cự ly 3.700 km. Khi phát hiện mục tiêu, trạm radar sẽ truyền dữ liệu phát hiện đến trung tâm đo lường và siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ ở trung tâm này sẽ tính toán quỹ đạo bay của đầu đạn tên lửa, sau đó gửi hướng dẫn đến hệ thống đánh chặn.

"Nudol" được phía Nga định nghĩa là hệ thống chống tên lửa giai đoạn giữa và có khả năng tiêu diệt vệ tinh quỹ đạo thấp. Tháng 11/2014, Nga đã sử dụng tên lửa đánh chặn 14A042 tiêu diệt thành công một vệ tinh quỹ đạo thấp. Trong lần giới thiệu lần này, ông Vladimir Dolbenkov liên tục nhấn mạnh "Nudol" là một "hệ thống chống vệ tinh di động", điều này cho thấy, khả năng chống vệ tinh của hệ thống này đã được kiểm tra đầy đủ.

Không khó để suy đoán rằng hệ thống chống vệ tinh di động " Nudol" trong tương lai có khả năng trở thành một trong những lực lượng chính của cuộc chiến không gian quân sự Nga.

Hệ thống Nudol là "át chủ bài" của Nga trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh không gian với Mỹ và Trung Quốc. Nguồn: Xinhua.

Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu ba hệ thống tên lửa chống vệ tinh. Ít nhất một hệ thống, SC-19, được cho là hoạt động. SC-19 đã được thử nghiệm năm lần và có nguồn gốc từ tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C với công nghệ được chuyển đổi từ các hệ thống tên lửa đất đối không. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ phát triển hệ thống vũ khí laser chống vệ tinh trên mặt đất trong năm 2020.

Mỹ cũng đang sở hữu một số vũ khí chống vệ tinh đáng gờm, bao gồm tên lửa đánh chặn mặt đất ở Alaska và Hawaii, trong đó, đáng kể nhất đó là hệ thống đánh chặn phóng từ lòng đất (GBI) được phát triển để bắn hạ các tên lửa đạn đạo nhắm vào Mỹ khi chúng đi qua quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !