Nga tiết lộ mức độ sẵn sàng trong việc hồi sinh quan hệ với Mỹ
"Cho đến khi các đối tác của chúng tôi ở Washington sẵn sàng hồi sinh mối quan hệ với chúng tôi và duy trì mối quan hệ ở chế độ đối thoại cùng có lợi và đối thoại, trong đó có tính đến lợi ích chung", phát ngôn viên điện Kremlin cho biết, khi được hỏi về khả năng "tái thiết" quan hệ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama. |
Theo ông Peskov, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói rằng, Nga quan tâm đến việc hợp tác với Mỹ.
"Chúng tôi sẽ sẵn sàng tiến tới phát triển và phục hồi các mối quan hệ này, trong trường hợp các đối tác của chúng tôi ở Mỹ sẵn sàng", phát ngôn viên của người đứng đầu nhà nước Nga nhấn mạnh.
Khi được hỏi, ai sẽ thực hiện bước tiến đầu tiên trong việc khôi phục các mối quan hệ, ông Peskov nói rằng, "ở đây quan trọng là có ý chí chính trị".
5 câu hỏi về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Vào hôm thứ Ba (8/11) tại Mỹ đã diễn ra vòng đua chính của cuộc bầu cử Tổng thống. Hãng tin RIA Novosti đã giải đáp các câu hỏi quan trọng liên quan đến cuộc bầu cử này.
Cuộc bầu cử tại Mỹ chỉ có 2 ứng cử viên lớn?
Mọi sự chú ý đang tập trung vào cuộc chạy đua giữa đại diện hai chính đảng: ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton và đối thủ của bà là đảng viên Cộng hòa Donald Trump.
Thực tế, năm 2016 có 6 nhóm ứng cử viên. Cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ gồm có: đại diện đảng Tự Do, đảng Xanh và đảng Lập Hiến, cũng như các ứng cử viên độc lập.
Ngoài ra, ở một số bang, cử tri có quyền ghi cái tên bất kỳ vào bảng tin - ví dụ, Mickey Mouse. Nói như vậy, nhưng thực sự là không thể thay đổi bức tranh toàn cảnh.
Tại Mỹ có các cuộc bầu cử gián tiếp. Điều này có nghĩa là gì?
Trên thực tế, vào ngày 8/11 người Mỹ đi bỏ phiếu và họ không bầu chọn Tổng thống, mà bầu chọn cho đại cử tri.
Đại cử tri là những người đại diện cho các bang và cuối cùng họ sẽ quyết định người chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Số lượng đại cử tri ở các bang là khác nhau - tùy thuộc vào dân số ở bang đó (ở California có 55 đại cử tri, còn ở Alaska chỉ có 3). Tổng số đại cử tri là 538. Như vậy, họ bỏ phiếu như cách mà người dân trong bang ủy quyền cho mình. Một ứng viên muốn giành chiến thắng cần ít nhất 270 phiếu đại cử tri.
Điều gì không giống với hệ thống đại cử tri?
Tại phần lớn các bang ở Mỹ đều áp dụng hệ thống "người chiến thắng có tất cả". Ví dụ, ứng cử viên chiến thắng ở Pennsylvania sẽ nhận được phiếu bầu của tất cả 20 đại cử tri (chứ không phải là 10 hoặc 5) - ngay cả khi khoảng cách của người đó là ít nhất so với đối thủ.
Kết quả là, ứng cử viên có thể sẽ nhận được đa số phiếu bầu của cử tri, nhưng vẫn thua trong cuộc bầu cử.
Đó là những gì đã xảy ra vào năm 2000, khi George W. Bush trở thành Tổng thống Mỹ. Ông kém đối thủ Al Gore 0,5% số phiếu bầu, nhưng các đại cử tri đã bỏ phiếu ông Bush làm Tổng thống.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ Hilary Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump |
Ai sẽ giành chiến thắng – ông Trump hay bà Clinton?
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, người dẫn đầu đang là Hillary Clinton, nhưng Donald Trump đang theo sát với khoảng cách tối thiểu. Nhiều khả năng, tình hình sẽ rõ ràng hơn trong những phút kiểm phiếu cuối cùng.
Người chiến thắng sẽ được xác định bởi một số bang, mà không chính đảng nào có lợi thế rõ ràng. Trong cuộc bầu cử năm 2016 đó chủ yếu là các bang Florida, Pennsylvania, Ohio và Bắc Carolina.
Để giành được chiến thắng, ông Trump cần có đồng thời đa số phiếu ở tối thiểu 3 bang: Florida, Pennsylvania và Ohio.
Khi nào sẽ có kết quả đầu tiên?
Các điểm bỏ phiếu ở Florida đóng cửa vào lúc 19h00 ngày 8/11 (theo giờ địa phương). Khi đó cũng sẽ công bố kết quả đầu tiên của cuộc bầu cử ở New Hampshire - nơi mà cuộc đua quan trọng diễn ra.
Sau đó sẽ có kết quả exit-poll ở Ohio, Bắc Carolina và Pennsylvania. Đến 05h00 ngày 9/11 (theo giờ địa phương), kết quả của cuộc bầu cử sẽ được công bố trên toàn nước Mỹ.