Nên xây dựng "lực lượng đặc nhiệm" chống chuyển giá

Ông Phan Vũ Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam trao đổi với Infonet về một số vấn đề thuế và chuyển giá.
Nên xây dựng

Ông Phan Vũ Hoàng, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam

Ông đánh giá sao về tình trạng DN hiện nay nợ đọng thuế rất nhiều và giải pháp của cơ quan thuế về vấn đề này?

Chúng ta phải xem nguyên nhân của tình trạng nợ đọng thuế này là từ đâu. Theo tôi nợ đọng thuế tăng vọt chủ yếu trong vài năm gần đây do tình hình kinh tế khó khăn, các DN gặp khó trong kinh doanh, hàng tồn kho nhiều, nợ xấu nhiều, thu nhập giảm sút, thậm chí lỗ hoặc phải ngừng hoạt động. Mà DN không có thu nhập thì cũng không có tiền để nộp thuế. Ngoài ra, mức phạt nộp chậm, phạt kê khai thiếu tăng và cộng dồn vào số thuế nợ nên số thuế nợ đọng ngày càng nhiều.

Thực tế, vừa qua Bộ Tài chính đã có đề xuất để giảm nợ đọng thuế như: xóa nợ thuế cho một số DN đáp ứng một số điều kiện… Đây là một trong những giải pháp kịp thời và rất có ý nghĩa giúp cho DN tồn tại và phát triển vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Về lâu dài, để giải quyết tận gốc nợ xấu, một mình Bộ Tài chính là chưa đủ và việc xem xét xóa nợ xấu không thể giải quyết dứt điểm tình trạng này.Chính phủ nên xem xét đưa ra các chính sách kích cầu nền kinh tế, giúp DN giải phóng hàng tồn kho… từ đó DN có thu nhập để đóng thuế cho Chính phủ và vấn đề nợ xấu tự nó sẽ được giải quyết.

Hiện nay, thuế thu nhập DN đã giảm xuống còn 22% và 20% tùy đối tượng DN. Theo ông có nên giảm thuế nữa không để giảm khó khăn cho DN?

Mức giảm thuế suất khoảng 12% (giảm đi 3% trên 25%) đã là mức hợp lý để giảm khó khăn cho doanh nghiệp và vẫn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách (mà mức giảm này thậm chí là khá cao so với những lần giảm thuế trước đây).

Ngoài ra, Quốc hội cũng đã công bố lộ trình là thuế suất này sẽ tiếp tục giảm xuống 20% từ năm 2016. Theo tôi đây là quyết sách phù hợp với tình hình hiện tại.

Hiện tượng chuyển giá của các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến. Vậy Deloitte có tư vấn gì cho các cơ quan thuế để giảm tình trạng này?

Nhiều người hiểu vấn đề chuyển giá với nghĩa rất xấu. Nhưng cần nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về chuyển giá.

Việc chuyển giá thường xảy ra trong tập đoàn đa quốc gia, thông qua hoạt động chuyển giá các tập đoàn phân chia lợi nhuận giữa các công ty ở các quốc gia theo hoạt động của từng công ty và tình hình thuế ở từng quốc gia để có lợi nhuận tối ưu cho tập đoàn. Có hai hình thức chuyển giá: tích cực và tiêu cực.

Nếu giá giao dịch giữa các công ty liên kết phản ánh đúng giá thị trường, đúng chức năng nhiệm vụ và tình hình thị trường, tình hình hoạt động của các công ty thì việc chuyển giá là bình thường (chuyển giá tích cực) và cơ quan thuế không hạn chế giao dịch này.

Tuy nhiên, khi giá giao dịch không theo đúng giá thị trường và được thực hiện để chuyển lợi nhuận từ quốc gia sở tại về cho công ty mẹ hoặc các công ty ở các quốc gia khác mà không có những đóng góp thỏa đáng, nhất là về thuế, cho quốc gia sở tại thì là chuyển giá tiêu cực. Đây là đối tượng mà cơ quan thuế các nước, bao gồm Việt Nam phải luôn nỗ lực ngăn ngừa và xử lý.

Cơ quan thuế Việt Nam có thể hạn chế việc chuyển giá tiêu cực bằng cách đưa ra những quy định rõ ràng về cách xác định giá thị trường, có tham khảo và cập nhật thường xuyên theo các hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và tích cực tuyên truyền các chính sách này đến các doanh nghiệp.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu làm cơ sở xác định giá thị trường cũng là một việc cực kỳ quan trọng để hạn chế chuyển giá tiêu cực. Đồng thời xây dựng một lực lượng chuyên biệt, giỏi nghiệp vụ và chuyên môn để đảm trách nhiệm vụ chống chuyển giá tiêu cực trong các cơ quan thuế. Việc thúc đẩy hơn nữa cơ chế thỏa thuận giá trước (APA) cũng là một biện pháp tốt để tăng cường chuyển giá tích cực, hạn chế chuyển giá tiêu cực. Cuối cùng là cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan thuế nội địa với nhau và với cơ quan thuế các quốc gia khác.

Đây cũng là những biện pháp mà cơ quan thuế Việt Nam đang triển khai và bước đầu đã có những thành quả tích cực. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp khai báo lỗ triền miên sau những động thái quyết liệt của cơ quan thuế đã bắt đầu khai báo lãi, hoặc nhiều doanh nghiệp đã phải quan tâm đến việc xác định lại giá giao dịch với các bên liên kết một cách hợp lý hơn, hoặc quan tâm hơn đến việc làm các hồ sơ xác định giá thị trường v.v.

Các quốc gia khác có xảy ra tình trạng chuyển giá nhiều không và họ kiểm soát bằng cách nào, thưa ông?

Theo như tôi biết ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, tình trạng chuyển giá cũng khá phổ biến.

Trên thực tế, việc chuyển giá xảy ra thường xuyên trên toàn thế giới và cơ quan thuế ở các quốc gia, bao gồm các quốc gia phát triển và đang phát triển, đều có những động thái ngày càng tích cực để hạn chế hoạt động chuyển giá tiêu cực, về cơ bản là thực hiện những biện pháp mà tôi đã đề cập ở trên.

OECD đã có hướng dẫn giúp cho các quốc gia có những quy định hợp lý để hạn chế chuyển giá tiêu cực và những hướng dẫn này đang được nhiều quốc gia, bao gồm cả các quốc gia Đông Nam Á, nghiên cứu và áp dụng sâu rộng.

Gần đây nhiều DN bị truy thu thuế qua thanh, kiểm tra do các quy định về thuế ban hành chống chéo. Ông có nhận xét gì về lý do các doanh nghiệp bị truy thu thuế và có đề xuất gì để giải quyết tình hình này?

Một trong những khó khăn lớn nhất của DN thực thi tuân thủ quy định thuế và hải quan của Việt Nam là vấn đề các văn bản thay đổi tương đối nhanh và lượng văn bản nhiều, do nhiều cơ quan ban hành.

Chẳng hạn, ngoài Thông tư của Bộ Tài chính và công văn của Tổng cục Thuế, các cơ quan thuế địa phương gần đây cũng ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn khiến DN khó cập nhật đầy đủ. Mặc dù vậy, vẫn xảy ra nhiều trường hợp các văn bản pháp quy về thuế chưa có hướng dẫn rõ ràng đối với một số tình huống cụ thể, dẫn đến việc người nộp thuế diễn giải theo một cách, cơ quan thuế diễn giải theo một cách khác.

Thực tế lý do của rất nhiều trường hợp doanh nghiệp bị truy thu thuế trong hoạt động thanh, kiểm tra thuế gần đây là do diễn giải của doanh nghiệp khác với diễn giải của cơ quan thuế.

Trong trường hợp có khác biệt trong việc diễn giải quy định giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, DN nên có những phản hồi ngay lập tức và phù hợp tới cơ quan thuế, Tổng Cục Thuế và Bộ Tài chính để được xử lý.

Kinh nghiệm cho thấy có khi việc có kế hoạch tuân thủ thuế một cách hợp lý của DN sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc quá chú trọng thương lượng giá và các điều khoản thương mại khác mà bỏ quên tác động thuế khi thương thảo hợp đồng kinh doanh với các đối tác làm ăn.

Xin cảm ơn ông!

Linh Lan

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.