NASA phát triển công nghệ dự báo bão bụi trên sao Hỏa
Nếu bạn từng xem phim The Martian (Người Về Từ Sao Hỏa) thì sẽ thấy là vì gặp bão bụi trên sao Hỏa mà đoàn thám hiểm phải hủy ngang nhiệm vụ, bay về Trái đất, trong khi thời gian đi lại giữa 2 hành tinh mất mấy năm trời, thậm chí trước đó một nhiệm vụ cũng bị hủy luôn vì một con tàu tiếp tế đưa lên sao Hỏa nhưng đáp trúng ngay vùng bị bão. Chính vì vậy, NASA đang nhắm tới mục tiêu dự báo trước những cơn bão bụi trên hành tinh đỏ để tăng tỉ lệ thành công cho những nhiệm vụ trong tương lai.
Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu để phân biệt theo mùa của những cơn bão bụi trên sao Hỏa từ hình ảnh cho thấy bụi, các mô hình rõ ràng nhất xuất hiện để chụp được bằng cách đo nhiệt độ của khí quyển hành tinh này. Trong sáu năm gần đây đây sao Hỏa (mỗi năm của sao Hỏa dài bằng khoảng 2 năm Trái đất), ghi chép nhiệt độ từ tàu vũ trụ NASA Mars tiết lộ một mô hình ba loại của các cơn bão bụi khu vực lớn xảy ra trong chuỗi vào khoảng cùng thời gian mỗi năm, vào mùa xuân và mùa hè ở Nam bán cầu.. Mỗi năm trên sao Hỏa kéo dài khoảng hai năm Trái đất.
NASA cho biết họ đang tìm cách hoàn thiện việc dự báo những cơn bão bụi trên hành tinh đỏ. |
Khi trong "bầu không khí" của sao Hỏa có bụi, nó sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ Mặt trời, khiến nhiệt độ cao hơn, có khi chênh lệch lên tới 35 độ so với "không khí" không có bụi. NASA bắt đầu đưa vệ tinh lên tìm hiểu hành tinh đỏ từ năm 1997, trong đó vệ tinh Mars Reconnaissance tiếp cận hành tinh này từ năm 2006 và đang hoạt động cho tới ngày nay. Hầu hết các cơn bão bụi trên sao Hỏa sẽ tan sau vài ngày, nhưng cũng có những cơn bão trở lớn, kéo dài tới 3 tuần liên tục và bao phủ hết 1/3 hành tinh này, vì vậy sức công phá của nó cực kì lớn.
Còn lâu lắm thì NASA mới có thể đưa người lên sao Hỏa, trước đó thì họ phải tìm cách hiểu được thời tiết của hành tinh này, tránh những biến cố dễ gặp phải như trong phim. Cơ quan này cho biết họ đang tìm cách hoàn thiện việc dự báo những cơn bão bụi trên hành tinh đỏ, nhờ việc thu thập dữ liệu gửi về từ các vệ tinh, thu thông tin ở độ cao khoảng 26km của bầu khí quyển hành tinh này. Bằng việc theo dõi nhiệt độ của khí quyển, NASA có thể dự đoán trước khi nào bão sẽ xảy ra. Nếu công nghệ này phát triển thành công, trong tương lai NASA sẽ báo trước cho các phi hành gia biết nơi nào an toàn để đáp, nơi nào có thể trú ẩn khi bão ập tới.
Theo Tinh Tế