NASA đưa bằng chứng quan trọng về sự sống trên sao Hỏa thời cổ đại

NASA mới công bố bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa cho thấy nhiều khả năng nơi đây đã từng nuôi dưỡng sự sống trong quá khứ.

Theo tờ Science alert, nhiều năm qua robot tự hành Curiosity đã kiên trì thu thập dữ liệu từ bề mặt hành tinh đỏ. 

Sau nhiều năm nghiên cứu, mới đây nhất, NASA đã tổ chức họp báo công bố một phát hiện quan trọng đến từ robot này.

Theo đó, Curiosity đã tìm ra dấu vết của một số hợp chất hữu cơ, cho thấy sao Hỏa dường như đã từng có sự sống trong quá khứ.

Jen Eigenbrode, chuyên gia tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA tại Maryland, cũng là tác giả nghiên cứu chia sẻ: "Curiosity hiện chưa thể xác định nguồn gốc của các phân tử hữu cơ này. Nhưng dù là bằng chứng về sự sống trong quá khứ, là thức ăn, hay chỉ là phân tử hữu cơ hiện diện mà không có sự sống, thì đây vẫn là manh mối rất giá trị về sao Hỏa xưa kia."

Thomas Zurbuchen, quản lý chương trình Science Mission Directorate tại trụ sở của NASA nói: "Với kết quả lần này, dù chưa chắc chắn nhưng sao Hỏa đang muốn chúng ta tiếp tục kiên nhẫn và tìm kiếm sự sống tại đây một cách năng nổ hơn. Tôi cảm thấy tự tin rằng những nhiệm vụ hiện tại và trong tương lai trên sao Hỏa đang đi đúng hướng. Chúng ta sẽ khai phá được rất nhiều điều kinh ngạc của hành tinh đỏ."

Dữ liệu mới nhất từ Curiosity cho thấy một dạng phân tử hữu cơ có tuổi thọ từ hơn 3 tỷ năm trước, nằm gần miệng hố Gale của sao Hỏa.  Dấu vết của phân tử vẫn được lưu giữ ở các hòn đá giàu lưu huỳnh thu thập từ trầm tích hồ.

Các mẫu đó có chứa thiophene, benzene, toluen, và một số chuỗi carbon nhỏ hơn như propane và butene. Dấu hiệu rất giống với phân tử hữu cơ trong đá sa thạch Martian, tìm thấy trên Trái Đất chúng ta.

Lần này, NASA đưa ra  2 bản báo cáo, một là hợp chất hữu cơ, hai là việc ghi nhận sự thay đổi mật độ khí metan theo từng mùa trong vòng 3 năm sao Hỏa (tương đương khoảng 6 năm trên Trái đất). 

Sự thay đổi này được xác định nhờ hệ thống SAM (Sample Analysis at Mars) tích hợp trên Curiosity. Vài năm trước, lần đầu tiên Curiosity ghi nhận về sự tăng vọt của khí metan trong bầu khí quyển của sao Hỏa với mức độ thay đổi khó dự đoán.

Nhưng lần này các chuyên gia nhận thấy metan xuất hiện trong lòng núi lửa Gale có mật độ thay đổi dễ dự đoán hơn. Họ phát hiện rằng khí metantăng mạnh vào mùa hè, và giảm dữ dội trong mùa đông. Mỗi mùa hè, nồng độ methane trong khí quyển sao Hỏa lại tăng khoảng 0,65 phần tỷ. Trong khi vào mùa đông, nồng độ metan giảm khoảng 0,24 phần tỷ.

Chris Webster thuộc phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA cho biết: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận được quy luật của khí metan trên sao Hỏa và chúng đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu thêm. Mọi chuyện xảy ra là nhờ Curiosity hoạt động dài hơn dự tính. Thời gian làm nhiệm vụ càng lâu, chúng ta càng dễ nhận ra quy luật."

Jen Eigenbrode nói: "Nhiều phân tử trong khí quyển Trái Đất không có nồng độ biến động theo mùa, do đó việc hành tinh có sự thay đổi hóa học theo mùa là khác biệt rất lớn. Đây là một phát hiện gây kinh ngạc".

NASA cũng cho biết, tại thời điểm hiện tại, không có cách nào để xác định được liệu các phân tử hữu cơ và các phát hiện khí metan có giúp ích để trở thành sự sồng trong tương lại hay không. Tuy nhiên, các thử nghiệm trong tương lai sẽ có được câu trả lời chính xác nhất.

Hoàng Dung (lược dịch)

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Người phụ nữ mặc áo dài, đứng sau cửa kính làm điều lạ lùng mỗi chiều ở TPHCM

Chiều xuống, bà chủ cửa hàng lại mặc những bộ áo dài thật đẹp rồi đứng trên sân khấu được dựng phía sau ô cửa kính để hát tặng người đi đường.

Uống chai nước bí ẩn trôi trên biển, nhóm ngư dân chết 'bất đắc kỳ tử'

Một nhóm ngư dân gồm 4 người đã tử vong và 2 người trong tình trạng nguy kịch sau khi uống chất lỏng bí ẩn trong những cái chai trôi nổi trên biển hôm 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !