NASA bị hack, dữ liệu sứ mệnh du hành vũ trụ bị đánh cắp
Theo đó, tin tặc đã xâm nhập qua thiết bị máy tính rẻ tiền Raspberry Pi, đánh cắp 500 MB dữ liệu quan trọng về sứ mệnh chinh phục vũ trụ của NASA.
Nếu chỉ sử dụng bo mạch đơn giản, một chiếc máy tính Raspberry Pi chỉ có giá 36 USD. Chưa rõ vì lý do nào NASA lại dùng thiết bị này, bởi nó chỉ thích hợp cho các dự án kiểu như phát triển game cổ điển hoặc thiết bị gia dụng.
Theo NASA, JPL phát hiện một tài khoản do người bên ngoài sử dụng đã bị xâm nhập vào tháng 4/2018. Tài khoản này đã đánh cắp 500 MB dữ liệu từ một trong những hệ thống tên lửa quan trọng của tổ chức này.
NASA xác nhận bị hacker tấn công năm ngoái. |
Được biết, thông qua thiết bị Raspberry Pi cấp thấp, tin tặc đã xâm nhập được vào mạng lưới JPL. Sau đó nhờ khai thác điểm yếu của hệ thống mạng nội bộ, kẻ đột nhập đã ẩn mình suốt 10 tháng không bị phát hiện.
Tin tặc đã đánh cắp 23 tệp tin đang trong quá trình sử dụng. Hai trong số đó chứa thông tin của Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR), nơi kiểm soát chuyển giao công nghệ quân sự và vũ trụ, đồng thời liên quan tới sứ mệnh chinh phục sao Hỏa của NASA.
Ngoài JPL, Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) của NASA cũng bị xâm nhập. JSC chịu trách nhiệm quản lý các chương trình như Trạm vũ trụ quốc tế. Quan chức của trung tâm lo ngại, tin tặc có thể truyền lệnh điều khiển nguy hiểm tới các chuyến bay có con người ngoài vũ trụ.
NASA và các phòng thí nghiệm cao cấp tại Mỹ luôn là mục tiêu của tin tặc do sở hữu nhiều thông tin quan trọng về công nghệ tương lai.