Nan giải sàn bất động sản "ngoài luồng"

Theo các chuyên gia, việc tràn lan sàn môi giới bất động sản “ngoài luồng”, tức không được Sở Xây dựng các địa phương quản lý đang tạo ra nhiều hệ lụy cần sớm được chấn chỉnh.

Từ đầu năm 2021 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng thị trường bất động sản vẫn chứng kiến không ít đợt sốt nóng giá đất nền tại các địa phương. Cùng với đó, cứ mỗi khi một khu vực có thông tin giá đất rục rịch tăng “chỉ sau một đêm” hàng chục sàn, trung tâm môi giới bất động sản mọc lên.

Việc

Việc đặt tên "ăn theo" các doanh nghiệp lớn cũng được các trung tâm, sàn môi giới bất động sản thực hiện triệt để. Ảnh: Lê Sáng

SỐT ĐẤT, SÀN MÔI GIỚI MỌC NHƯ NẤM SAU MƯA

Điều đặc biệt, các sàn hay trung tâm môi giới bất động sản này đều hoạt động “ngoài luồng” tức không đảm bảo các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, môi giới bất động sản.

Chạy dọc Quốc lộ 21A từ thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ - Hà Nội) đến Khu công nghệ cao Hòa Lạc, người đi đường sẽ bắt gặp hàng trăm bảng biển giới thiệu, quảng cáo của các trung tâm, sàn môi giới bất động sản mọc lên san sát trong đợt sốt nóng giá đất từ đầu năm đến nay. Thậm chí, một số sàn, trung tâm còn đặt tên “ăn theo” các doanh nghiệp lớn, dễ gây hiểu lầm cho khách hàng.

Anh Đỗ Văn Minh, một nhà đầu tư đất nền ven khu CNC Hòa Lạc cho biết, khu vực này có hàng trăm đơn vị môi giới, đơn vị nào cũng cho biết mình là “chuẩn chỉ” nhưng khi tìm hiểu mới thấy “năm người, mười giá”, nếu khách không tỉnh táo sẽ bị lừa ngay.

Thực tế cho thấy, việc các sàn, trung tâm môi giới hoạt động không đảm bảo các điều kiện theo quy định đang là thực trạng diễn ra tại nhiều địa phương. Mới đây, theo báo cáo của Công an tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn TP Hạ Long có tới 30 sàn giao dịch và 80 doanh nghiệp, cá nhân hoạt động môi giới bất động sản không trong danh sách Sở Xây dựng quản lý.

Tại Hà Nội, danh sách các sàn giao dịch bất động sản có thông báo đến Sở Xây dựng Hà Nội tính đến hết tháng 11/2020 chỉ vỏn vẹn 47 sàn, chưa bằng phân nửa số sàn có thông tin trên các trang rao bán bất động sản.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia nguyên nhân của tình trạng trên bên cạnh việc chưa có những chế tài đủ mạnh để xử lý các tổ chức, cá nhân lập Sàn và hoạt động trái Luật cũng đến từ việc bản thân các cá nhân môi giới BĐS đang thiếu chuyên nghiệp.

Về việc này, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam số lượng các nhà môi giới bất động sản hoạt động đúng quy định pháp luật hiện nay rất thấp (khoảng 300.000 môi giới hoạt động, trong đó chỉ khoảng 20% có chứng chỉ hành nghề - PV).

Việc hoạt động môi giới bất động sản không được giám sát, kiểm soát đúng mức đã dẫn tới tình trang nhà nhà, người người làm môi giới.

Việc hoạt động môi giới bất động sản không được giám sát, kiểm soát đúng mức đã dẫn tới tình trạng nhà nhà, người người làm môi giới

CẦN GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ

Theo TS. Nguyễn Văn Đính việc tràn lan các sàn bất động sản ngoài luồng là do các quy định pháp luật đang lỏng lẻo đối với nghề môi giới bất động sản. Nhiều địa phương hiện không mặn mà trong việc tổ chức các cuộc thi sát hạch. 

Bên cạnh đó, thực trạng này đã dẫn đến việc nhiều môi giới đưa tin sai sự thật, lừa đảo khách hàng, làm méo mó thị trường. "Việc các Sàn hoạt động theo kiểu “ngoài luồng” tức không thông báo đến Sở Xây dựng cũng dẫn đến tình trạng Sở Xây dựng sẽ không nắm được chính xác tình hình giao dịch BĐS tại địa phương để từ đó đưa ra những chính sách quản lý, định hướng kịp thời" - ông Đính cho biết.

Để chấn chỉnh thực trạng trên, theo các chuyên gia, cần có giải pháp đồng bộ từ việc tăng cường giám sát, thực thi các quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như môi giới bất động sản đến việc tuyên truyền nâng cao ý thức của chính bản thân các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

Luật sư Vũ Văn Biên, Giám đốc Công ty TNHH Luật An Phước cho rằng, Luật kinh doanh BĐS 2014 đã có quy định rất rõ. Như tại khoản 4, điều 67 có nêu nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS cần “thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Bên cạnh đó, tại điều 62 và 69 Luật kinh doanh BĐS 2014 cũng đã nêu rõ điều kiện “phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS” và “các tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập doanh nghiệp”.

Theo Luật sư Biên, hiện các quy định về điều kiện hoạt động lĩnh vực kinh doanh môi giới BĐS đã khá đầy đủ, tuy nhiên việc giám sát thực hiện các quy định này trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. “Để có thể giải quyết dứt điểm nạn các sàn và trung tâm môi giới BĐS hoạt động ngoài luồng tràn lan việc cần làm là phải tăng cường giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm cũng như gắn trách nhiệm người đứng đầu tại các địa phương”, Luật sư Biên nhận định.

Dưới góc độ Hội môi giới BĐS Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng khi cấp chứng nhận hành nghề cho môi giới bất động sản, các cơ quan quản lý nhà nước nên cấp mã số hành nghề quốc gia cho từng môi giới và cập nhật họ đang làm cho Sàn nào.

"Dữ liệu giao dịch của môi giới bất động sản cũng cần được cập nhật vào hệ thống công nghệ. Một khi chuyên nghiệp hóa được như vậy thị trường sẽ rất minh bạch và phát triển" - TS. Đính phân tích.

Vì sao giá bất động sản sơ cấp không giảm bất chấp dịch kéo dài?

Vì sao giá bất động sản sơ cấp không giảm bất chấp dịch kéo dài?

Theo nhận định của các chuyên gia, lực cầu từ dòng tiền "nóng" cộng với giá vốn tăng cao đã khiến giá bất động sản sơ cấp không giảm bất chấp dịch Covid-19 căng thẳng.

Theo DDDN

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.