Năm 2019 tổng doanh thu viễn thông Việt Nam đạt 469,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,67% so với năm 2018

Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT, trong năm 2019, doanh thu dịch vụ di động của các nhà mạng vẫn dựa chủ yếu vào các loại hình dịch vụ truyền thống, đặc biệt là thoại, SMS (chiếm 76,6%) trong khi những dịch vụ này đã ở vào trạng thái bão hòa.

Trong khi đó, doanh thu dữ liệu chỉ đạt 23,4% tổng doanh thu (trung bình thế giới đạt trên 43%). Bên cạnh đó, số thuê bao băng rộng di động chỉ đạt 61,41% (xếp hạng khoảng 90 thế giới, thứ 9 khu vực, thấp hơn trung bình thế giới là 69,3%).

Do đó, cơ quan quản lý cần thúc đẩy cơ chế sandbox trong việc triển khai các dịch vụ mới, không gian mới cho việc phát triển của các doanh nghiệp viễn thông (như dịch vụ Mobile Money). Cụ thể, trong năm 2020, Cục Viễn thông sẽ phải nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch từ dịch vụ truyền thống (thoại, sms) sang dịch vụ băng rộng, data và các dịch vụ tích hợp CNTT (Cloud computing, Big Data,…).

Đồng thời Cục Viễn thông cần có sự hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông lớn mở rộng, tìm kiếm các không gian mới, sân chơi mới, cơ hội mới bằng cách tham gia cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện, thông qua cung cấp các dịch vụ ví điện tử, trung gian thanh toán, mobile money hay cung cấp các dịch vụ tích hợp, dịch vụ công nghệ, hỗ trợ các bài toán lớn như smartcity, x-tech, tự động hóa các ngành công nghiệp…

Báo cáo của Bộ TT&TT cũng cho biết, tổng doanh thu viễn thông 469,7 nghìn tỷ đồng (tăng 18,67% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 134 nghìn tỷ đồng (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2018), chiếm 28,53% doanh thu toàn ngành. Số lượng thuê bao điện thoại di động đạt hơn 125,8 triệu thuê bao ( giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2018). 

Tuy nhiên, số thuê bao băng rộng có sự gia tăng đáng kể, trong đó băng rộng di động (3G, 4G) đạt 61,3 triệu thuê bao chiếm 48,7 % tổng số thuê bao di động ( 16,1% so với cùng kỳ năm 2018), băng rộng cố định đạt 13,58 triệu thuê bao (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018). Tốc độ băng rộng di động tải xuống thống kê đến qíu 4/2019 là 29,08 MBps, tiệm cận với tốc độ trung binh của thế giới (30,93 Mbps). Bên cạnh đó, mạng di động (2G/3G/4G) phủ sóng tới 99,6% dân số, tỷ lệ triển khai cáp quang đạt 99,46% dân số. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm quan sản phẩm 5G của Viettel.

Năm 2019, chỉ số HHI phản ánh mức độ tập trung của thị trường viễn thông di động tại Việt Nam vẫn ở mức độ cao (3.709,95) tăng 153 đơn vị so với năm 2018.  Chỉ số HHI cao thể hiện mức độ cạnh tranh thấp và càng gần với độc quyền.  Tổng thị phần doanh thu của 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam (Viettel, VinaPhone và MobiFone) năm 2019 là 96,2%, tăng 1% so với năm 2018 và tiếp tục duy trì ở mức độ cao trong nhiều năm vừa qua. 

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành TT&TT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TT&TT làm tốt sự kiện Triển lãm số thế giới do Việt Nam đăng cai. Đây là sự kiện công nghệ số lớn nhất thế giới, do Liên minh Viễn thông thế giới thuộc Liên Hợp Quốc tổ chức với trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia.

Với lĩnh vực viễn thông, thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam bước đầu thành công, đây là một thắng lợi cần phổ cập rộng rãi. Thủ tướng nhất trí với kiến nghị của Bộ TT&TT về tắt sóng 2G để chuyển nhanh hạ tầng viễn thông lên công nghệ mới, để 100% người dân Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh, bổ sung tần số 4G để nâng cao chất lượng mạng lưới. Kiên quyết xử lý tình trạng sim rác, tin nhắn rác.

Bộ TT&TT phải làm tốt vai trò điều phối thống nhất về phát triển chính phủ điện tử trong khi vẫn phát huy sự chủ động của các bộ, ngành và địa phương. 100% hệ thống CNTT của chính phủ điện tử phải có trung tâm giám sát an ninh mạng. Ngay từ đầu năm tới, Bộ TT&TT phải xây dựng chiến lược chính phủ điện tử.

Hiện đô thị thông minh phát triển nở rộ, Bộ TT&TT phải sơ kết chương trình đô thị thông minh cấu phần CNTT, nhất là trung tâm giám sát điều hành, từ đó có hướng dẫn triển khai, tránh việc làm theo phong trào, kém hiệu quả, lãng phí.

Năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia sâu rộng và toàn diện, Thủ tướng quyết định ban hành Đề án chuyển đổi số quốc gia, trên cơ sở đó các bộ, ngành và tỉnh, thành ban hành chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp. Bộ TT&TT phải đi đầu về chuyển đổi số các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, báo chí, truyền thông.

NK

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Agribank đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, theo Brand Finance.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME với lãi suất hấp dẫn.