Mỹ: Lao động nữ không được nhận lương trong kỳ sinh nở
Ảnh minh họa |
A Better Balance một tổ chức tuyên truyền cộng đồng hợp pháp ở New York, luôn ủng hộ sự công bằng nơi công sở, vừa mới đưa ra báo cáo tựa đề: “Dành quyền cho gia đình: Nghỉ có lương khi làm cha mẹ ở New York nói riêng và trên cả nước nói chung”.
Dina Bakst, đồng sáng lập, kiêm đồng chủ tịch của tổ chức A Better Balance cho biết: “Những lao động nghỉ phép khi làm cha mẹ không lương, gặp nhiều khó khăn trong tài chính. Nợ trong thẻ tín dụng tăng, nặng hơn có thể bị phá sản. Do vậy, chế độ nghỉ phép khi làm cha mẹ có lương sẽ đem lại sự đảm bảo tài chính quan trọng cho người lao động trong thời gian khó khăn”.
Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc, năm 2014, chỉ có 3 trong 185 quốc gia và vùng lãnh thổ không cho phép lao động nữ nghỉ thai sản có lương, bao gồm Oman, Papua New Guinea và Mỹ. Họ vẫn cung cấp một vài chế độ cho sản phụ nghỉ sinh nhưng không có đạo luật nào đề cập đến việc họ được nhận tiền lương.
Trung tâm phân tích chính sách thế giới bổ sung thêm nước Suriname cũng nằm trong danh sách những quốc gia bà bầu nghỉ phép không lương.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, theo báo cáo của Trung tâm phân tích chính sách thế giới còn có 5 quốc đảo nhỏ ở Châu Đại Dương không có đạo luật cho pháp bà bầu nghỉ có lương bảo gồm: Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Palau, và Tonga.
Ở một vài quốc gia, chỉ những trường hợp sinh đẻ đặc biệt mới được nhận phúc lợi tiền mặt. Như trường hợp của Malaysia, bà mẹ sinh năm lần đầu tiên mới được nhận tiền phúc lợi. Trong khi đó, mọi lao động nghỉ đẻ ở Lesotho đều được hưởng chế độ nghỉ có lương.
Tổ chức lao động quốc tế tuyên bố rằng: “Chính sách sẽ giới hạn quyền được giúp đỡ khi có bệnh của lao động nữ trong kỳ sinh nở, thời điểm họ cần được hỗ trợ nhất. Điều này là yếu tố manh nha cho việc phân biệt đối xử đối với phụ nữ”.
Ở Argentina, bà mẹ sinh con mắc hội chứng Down, ngoài việc được nghỉ có lương theo thời gian quy định, họ còn được nghỉ thêm 6 tháng không lương nữa.
Như quốc gia ở Châu Phi Swaziland, lao động nữ nghỉ sinh vẫn có lương trong hai tuần đầu của thời gian nghỉ.
Theo luật Family and Medical Leave Act, tất cả những cơ quan chính quyền, những trường học công hay tư, và những cơ sở tư nhân trong lãnh vực thương mại có 50 nhân viên trở lên, phải cho phép nhân viên hằng năm được quyền nghỉ bệnh, hay vì lý do gia đình, không ăn lương tối đa 12 tuần trong một năm mà công việc vẫn được bảo vệ .
Ảnh minh họa |
Julia Wang, chủ sở hữu trang web TheBump.com, cung cấp mọi thông tin liên quan đến phụ nữ, mang bầu, chăm sóc trẻ cho biết: ở Mỹ rất nhiều vợ và chồng phải chấp nhận nghỉ việc không lương và không có quyền lợi gì khi sinh em bé, vì chỉ có một nửa số lao động được áp dụng đạo luật Family and Medical Leave Act.
Bà chia sẻ: “Chỉ có những cơ quan chính phủ và tư nhân là thực hiện quyền thai sản cho phụ nữ và chúng tôi vẫn hi vọng rằng càng nhiều người ở những quốc gia khác ủng hộ, họ càng có thêm động lực để chiến đấu vì quyền lợi này”.
Josh Levs, phóng viên của tờ CNN, một người ủng hộ, đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động nói: “Việc không cho phép phụ nữ mang thai và chồng nghỉ làm có lương đều do cùng một lý do. Vấn đề đang tồn tại ở Mỹ chính là cái nhìn cố hữu về chính sách làm việc - phụ nữ nên ở nhà và chồng nên tiếp tục đi làm. Nếu cho rằng phụ nữ nên ở nhà, vậy cô ấy cần nghỉ để làm gì? Và nếu có suy nghĩ đàn ông nên đi làm, tại sao họ cần nghỉ trong thời gian vợ sinh em bé? Quan điểm của chúng ra đã lỗi thời”.
Nội dung được hoàn thành qua tham khảo nguồn tin từ ABC News, một trang tin của đài phát thanh và truyền hình Australian Broadcasting Company (ABC) của Úc. ABC được thành lập năm 1943 và là một trong những đài truyền hình lớn của Úc.