Mỹ chuẩn bị trở lại căn cứ quân sự Subic trên Biển Đông

Hải quân Mỹ đã sử dụng các cơ sở ở Subic để cung cấp khí tài, nhân sự cho các cuộc tập trận chung hàng năm giữa hai nước vào năm ngoái.

Ngày 17/11 tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm thủ đô Manila của Philippines và tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC nhằm củng cố mối quan hệ quân sự hai nước. Theo đó, Philippines sẽ cho phép Hải quân Mỹ tái sử dụng căn cứ cũ của nước này ở Vịnh Subic.

Một quan chức cấp cao Philippines cho biết bước đi này nằm trong kế hoạch triển khai hạm đội tới Thái Bình Dương đến năm 2020, trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Mỹ chuẩn bị trở lại căn cứ quân sự Subic trên Biển Đông - ảnh 1
Chiến hạm Mỹ ở vịnh Subic, Philippines vào tháng 10/2014. Ảnh: Reuters.

Sau Thế chiến 2, vịnh Subic là căn cứ hải quân lớn nhất của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Vịnh Subic nằm ở phía Tây đảo Luzon của Philippines, là hải cảng quan trọng ở bờ biển phía Đông của biển Đông. Mũi phía Đông là Mayagao, mũi phía Tây là Binictican. Vịnh dài 14 km, rộng 8-13km, mực nước sâu 24-50m, điểm neo đậu tàu thuyền lý tưởng, cảnh quan đẹp. Tuy nhiên, kể từ sau khi lực lượng này rời khỏi căn cứ vào năm 1992, căn cứ đã trở thành một cảng biển tự do, tập trung nhiều nơi mua sắm và du lịch.

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ cần tăng cường số lượng và đào sâu thêm nhiều cảng biển nhằm mục đích neo đậu nhiều tàu ngầm và các loại tàu khác, mà căn cứ Hải quân Vịnh Subic cách thủ đô Manila 80km về phía đông bắc chính là một trong những căn cứ lớn nhất.

Sự trở lại Subic của người Mỹ diễn ra sau một thỏa thuận với quân đội Philippines mùa xuân năm ngoái. Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) Mỹ-Philippines được ký kết do việc Trung Quốc ngày càng tiến sát bờ biển Philippines và ngang ngược tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông.

Một số đảng đối lập ở Thượng viện Philippines vẫn phản đối sự trở lại của quân đội Mỹ và Tòa án Tối cao có thể sẽ phán quyết về tính hợp hiến của EDCA.

Thế nhưng, trong những tuần gần đây, Quân đội Philippines đã nhiều lần tuyên bố rằng các điều khoản của EDCA là một phần của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines hiện này và không phải trải qua một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện Philippines.

Dễ hiểu vì sao Philippines tích cực muốn người Mỹ trở lại Subic, bởi các chuyên gia an ninh cho rằng sử dụng căn cứ quân sự ở vịnh Subic sẽ cho phép không quân và hải quân Philippines phản ứng hiệu quả hơn trước các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đặc biệt, vịnh Subic chỉ cách bãi cạn Scarborough có tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines 270 km. Theo ông Patrick Cronin, chuyên gia thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington từng nói rằng, một ngày nào đó, Trung Quốc có thể biến Scarborough trở thành một hòn đảo nhân tạo. Khi đó, Philippines sẽ gặp khó khăn lớn hơn trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi đảo Luzon.

Bởi thế, việc Philippines mời người Mỹ trở lại căn cứ Subic là một bước đi khôn ngoan của quốc gia này trong việc phòng thủ mưu đồ của Trung Quốc.

Theo Baodatviet.vn

Tựa bài do Infonet đặt lại

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Đang cập nhật dữ liệu !