Mưa phùn hình thành như thế nào?

Từ lâu, mưa phùn vẫn là điều khó hiểu với các nhà khí tượng. Một mặt, họ tin rằng các giọt nước phải mất hàng giờ mới đạt tới kích cỡ hạt mưa phùn.

Mặt khác, họ cũng hiểu rõ các đám mây gây mưa chỉ tồn tại trong khoảng nửa giờ. Vậy mưa phùn làm sao có đủ thời gian để hình thành? Hai nhà khoa học Mỹ nay đã có câu trả lời.

Hạt mưa phùn thường chỉ cỡ khoảng 1 milimét, và sà xuống đất thong thả hơn nhiều.

Robert McGraw và Yangang Liu, phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, New York (Mỹ) nhận định, mưa phùn hình thành nhanh hơn nhiều so với chúng ta tưởng, không cần đến 1 giờ như giả thuyết trước đây. Ngay cả khi mật độ hạt nước dưới đám mây chưa đạt đến giới hạn tạo mưa, chúng cũng mau chóng liên kết với nhau, tạo thành các hạt to hơn và rơi xuống, khiến ta ướt sũng.

Theo các nhà khoa học, trong khi những giọt mưa thông thường có đường kính ít nhất từ 2 milimét trở lên, và lao xuống đất với tốc độ khoảng 9m/giây, thì hạt mưa phùn thường chỉ cỡ khoảng 1 milimét, và sà xuống đất thong thả hơn nhiều, khoảng nửa mét/giây (chính xác hơn là chúng bị các dòng khí thổi đi lang thang). Hai loại mưa này được hình thành trong hai điều kiện khác nhau: mưa thông thường xuất hiện khi các dòng khí bốc lên cao, khiến các giọt nước va chạm nhau, hợp nhất và trở nên to ra. Còn mưa phùn hình thành trong điều kiện tĩnh lặng hơn - không có dòng khí nào nâng chúng lên như vậy cả.

Dù trong điều kiện nào, giọt mưa vẫn được hình thành theo cùng một cách thức: Trong khoảng 20 phút đầu tiên, các phân tử hơi ẩm trong không khí ngưng tụ, tạo thành giọt có đường kính khoảng 0,04 milimét (cũng trong khoảng thời gian này, giọt nước trải qua giai đoạn tạo hạt nhân ngưng kết - tức giai đoạn nó lớn tới một kích cỡ nhất định, mà từ đó trở đi, lượng nước hấp thụ được sẽ lớn hơn lượng nước bốc hơi). Từ 0,04 milimét, giọt nước bắt đầu rơi xuống và to dần lên, chủ yếu là do hợp nhất với các hạt xung quanh.

Theo một giả thuyết phổ biến hiện nay, từ kích cỡ 0,04 milimét, các giọt nước phải mất thêm 1 giờ nữa mới đạt tới kích cỡ hạt mưa phùn. Tuy nhiên, thực tế là các đám mây tạo mưa thường chỉ tồn tại khoảng nửa giờ. Nếu thế, chẳng lẽ thời gian hình thành mưa lại lâu hơn cả tuổi thọ của đám mây? Điều này thật vô lý.

Mô hình mới của McGraw và Liu đã làm sáng tỏ điều này. Họ giả thuyết rằng, trong giai đoạn hợp nhất (tức là khi hạt lớn hơn 0,04 milimét), các giọt nước phải vượt qua một "rào cản" thứ hai, tương tự như giai đoạn tạo hạt nhân ngưng kết. Vượt được "quan ải" này, giọt nước sẽ phình ra nhanh chóng.

Tính toán cho thấy, quả thực, trong điều điện độ ẩm của các đám mây gây mưa, tốc độ "vượt rào" lần hai của các giọt nước rất nhanh, và thời gian chúng cần để chuyển sang kích cỡ hạt mưa phùn ít hơn nhiều so với 1 giờ. Chính vì thế, mưa phùn có thể xuất hiện trong những khoảng thời gian rất ngắn.

Theo VnExpress

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !