Mẹ chỉ thương nó!

Tôi luôn chắc mình không mê con trai mà bỏ bê con gái. Có thể vì suy nghĩ “chắc cú” đó, nên tôi chủ quan trong cư xử với con.

Hôm trước, tôi đang đi mua hàng tại tiệm tạp hóa nhỏ gần nhà thì bé Chíp, con gái tôi gọi điện thoại xin đi ăn kem với bạn: “Mẹ đang ở đâu, để con chạy ra xin tiền?”. Tôi bực mình nói địa điểm xong cúp máy, miệng lầm bầm: “Thi học kỳ thì điểm thấp, chỉ ăn chơi tiêu xài là giỏi!”.

Tôi đưa Chíp 200.000 đồng kèm lời cằn nhằn: “Ăn xong thì về ngay đấy nhé, toàn khiến cho người khác phải lo lắng thôi”. Cô bán hàng nói: “Chị chỉ yêu con trai thôi hen, đối với con gái thì xẵng dễ sợ!”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tôi lập tức chống chế: “Làm gì có, con nào chẳng như nhau, thương đều chứ”. Nhưng cô bán hàng không chịu: “Mấy lần con trai chị ra tìm mẹ, chị luôn nhỏ nhẹ dịu dàng với nó, còn bảo “lại mẹ ôm cái, yêu yêu” này nọ. Chứ với con gái, em thấy chị toàn cáu gắt”.

Tôi giật mình bởi nhận xét của một người ngoài không mấy thân thiết. Lẽ nào chỉ vài lần thoáng qua mà cô ấy đã nhận thấy sự “mất cân bằng” tới mức lộ rõ vậy ư?

Mẹ tôi từng chép miệng thở dài bảo: “Con với bé Chíp chắc không hợp tuổi, khắc khẩu, nên mới như vậy”. Tôi vặc lại ngay: “Con thấy cũng bình thường mà. Mẹ cứ hay quan trọng hóa vấn đề. Biết đâu mẹ nói hoài nên bé Chíp nó mới hay phân bì, nghĩ ngợi”.

Chíp không ưa em trai nó. Đứa trẻ ra đời sau Chíp hơn bốn năm, mỗi tối ngủ với mẹ, được mẹ gọi bằng “em”, kèm theo vô số dặn dò. Nào là phải nhường em, không được làm em ngã, phải để mắt tới em, phải thế này thế nọ… Hẳn là Chíp bất mãn và ghét em nhiều lắm. Khỏi phải nói, tôi vô cùng khó chịu vì điều đó.

Làm chị đương nhiên phải biết yêu thương em. Tôi hẳn đã quên đặt mình ở vị trí một đứa trẻ đang độc tôn độc chiếm cha mẹ, vậy mà bây giờ sự quan tâm bỗng lơ đễnh đổi chiều. Nhưng thử nghĩ lại xem, ngày chúng ta còn bé, chẳng phải luôn sợ bị ra rìa, bị chị hay em giành mất mẹ đó ư?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tôi luôn đoan chắc mình không trọng nam khinh nữ, mê con trai mà bỏ bê con gái. Có thể vì suy nghĩ “chắc cú” đó, nên tôi chủ quan trong cách cư xử với hai chị em, ngay cả bản thân cũng vô tình không nhận ra mình thiên vị. Tôi chỉ thường nhìn vào những điều đo đếm được để vững tin là, mình đối với hai con công bằng như nhau, thậm chí Chíp còn nhận được nhiều ưu ái hơn hẳn. Có điện thoại thông minh, phòng riêng, được cho tiền tiêu vặt thường xuyên.

Quần áo, túi xách, son dưỡng, nước hoa, giày vớ dành cho tuổi “teen”… đều có cả. Tôi còn gì phải vướng bận ý nghĩ, con gái mình tủi thân bởi mẹ ít gần gũi, trò chuyện, nựng nịu, âu yếm thân mật với nó chứ!

Tôi giật mình nhớ lại, cùng một sự việc, một sơ sót lỗi lầm gì đó, tôi thường nổi điên với Chíp, nhưng lại dễ dàng xuống giọng bỏ qua cho đứa con trai nhỏ. Em nó tồ tuệch, ngây thơ, khờ khạo. Nó chỉ cần cười nịnh một cái thôi, là trái tim người làm mẹ mềm nhũn rồi. Nhưng chỉ cần thấy cuốn vở, cây bút của Chíp rơi vãi là tôi lại dễ dàng đổ quạu. 

- Mẹ nói con bao nhiêu lần rồi hả Chíp? 

- Bao nhiêu là bao nhiêu, mẹ đếm thử xem? 

Đoạn đối đáp khó có hậu ấy, lắm khi sẽ kết thúc bằng một lần thảng thốt, khi Chíp uất ức gào lên: 

- Mẹ không thương con. Mẹ chỉ thương nó!

Nó là ai, thì cũng rõ rồi.

Bà mẹ tội nghiệp trong câu chuyện chỉ có thể bàng hoàng đau khổ đứng lặng, tự hỏi lẽ nào mình đã sai thật hay sao… 

Theo An Nhiên/PNO

Bất ngờ bị 'đẩy ngã' khỏi đỉnh cao giàu có, tỷ phú Sài Gòn xưa trôi dạt xứ người

Với khả năng kinh doanh thiên phú, “vua gạch ngói” từng bước vươn đến đỉnh cao giàu có. Thế nhưng khi đang trên đỉnh danh vọng, vị tỷ phú Sài Gòn xưa bất ngờ bị "đẩy ngã" để rồi trắng tay, phải trôi dạt sang xứ người.

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Đang cập nhật dữ liệu !