Lần đầu tiên phát hiện mặt trăng khổng lồ ngoài Hệ mặt trời
Các nhà thiên văn học đã từng phát hiện ra rất nhiều hành tinh, chòm sao bên ngoài Hệ mặt trời trong vũ trụ bao la nhưng đây là lần đầu tiên họ chứng kiến sự tồn tại của một Mặt trăng bên ngoài hệ.
Kính viễn vọng không gian Kepler đã ghi lại được hình ảnh về Mặt trăng tại hành tinh Kepler-1625b trong chòm sao Thiên nga.
David Kipping, Đại học Columbia ở New York, Mỹ người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên về phát hiện mới này. Đây là ứng cử viên Mặt trăng ngoài Hệ mặt trời tốt nhất từ trước tới nay. Ứng cử viên này vượt qua các thử nghiệm của chúng tôi".
Theo tờ huffingtonpost, nhóm nghiên cứu đã quan sát 284 hành tinh có thể có mặt trăng riêng và tìm ra một ứng viên có nhiều bằng chứng tồn tại mặt trăng là hành tinh Kepler-1625b.
Mặt trăng mới xoay quanh hành tinh khí Kepler-1625b, cách Trái đất 4.000 năm ánh sáng, có khối lượng tương đương với sao Hải vương.
Các nhà khoa học tiếp tục theo dõi hành tinh này và chờ đợi kết quả là hình ảnh từ Kính viễn vọng không gian Hubble sẽ cung cấp vào tháng 10 tới để đưa ra kết luận cuối cùng về Mặt trăng ngoài Hệ mặt trời này.