Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản và dự một số hội nghị liên quan từ ngày 12-15/12 tới.
Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản - ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshico ký “Tuyên bố chung về Triển khai hành động trong khuôn khổ Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”, ngày 31/10/2007 tại Tokyo. Ảnh: VGP

Trong những năm qua, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực. Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn các cấp.

Về phía Nhật Bản: Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 8 lần (Murayama tháng 8/1994, Hashimoto tháng 1/1997, Obuchi tháng 12/1998, Koizumi tháng 4/2002 và tháng 10/2005 nhân dự Cấp cao ASEM 5; Shinzo Abe tháng 11/2006 và tháng 1/2013; Naoto Kan 10/2010); Hoàng tử Nhật Bản Akishino thăm chính thức Việt Nam tháng 6/1999 và thăm với tư cách cá nhân tháng 8/2012; Hoàng Thái tử Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam tháng 2/2009.

Từ sau khi nhậm chức (ngày 28/12/2012), Thủ tướng Shinzo Abe đã điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng 2 lần để trao đổi về quan hệ hai nước đồng thời chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên (16-17/1/2013).

Về phía Việt Nam: Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm chính thức Nhật Bản tháng 4/1995 (Nhật Bản là nước đầu tiên trong các nước G7 Tổng Bí thư thăm chính thức); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức tháng 10/2002 và tháng 4/2009; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm cấp Nhà nước tháng 11/2007; Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức tháng 4/1993; Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức tháng 4/1999 và sau đó thăm làm việc vào tháng 6/2001, tháng 4/2003, tháng 12/2003, tháng 6/2004; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức tháng 10/2006 và tháng 10/2011, thăm làm việc tháng 5/2009, dự Hội nghị cấp cao Mê Công-Nhật Bản 11/2009 và 4/2012; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức tháng 3/2008, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức tháng 12/2012.

Hợp tác kinh tế là một trong những điểm sáng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011).

Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam (cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD/năm tài khóa 2012) và nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam (cả về tổng vốn đầu tư và vốn đã giải ngân).

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (tháng 12/2004), Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) (tháng 10/2009)... tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Sau khi "Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7/2013, hai bên đang hợp tác triển khai. Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng Ban (ngày 13/8/2012) hoạt động tích cực với sự tham gia của đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam; kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Nhật Bản năm 2012 đạt khoảng 24,7 tỷ USD; 11 tháng đầu năm 2013 đạt 22,933 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 12,356 tỷ USD (tăng 3,4%), nhập khẩu đạt 10,577 tỷ USD (giảm 0,3%). Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Nhật Bản.

Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.

Hai bên đã hoàn thành Giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và đang triển khai Giai đoạn V.

Về hợp tác lao động, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện có khoảng 18.000 lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Trong những năm gần đây, số lượng lao động, thực tập sinh liên tục tăng (năm 2009: 5.500 người, năm 2010: 5.000 người, 2011: 7.000 người, 2012: 8.500 người).

Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam (trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế song phương EPA) 10/2011.

Về lĩnh vực văn hoá thông tin, Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004. Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được thành lập.

Từ đó đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia về khảo cổ học sang Việt Nam cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, hai bên cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã được tổ chức thường niên từ năm 2008; Đại nhạc hội Việt Nam-Nhật Bản tổ chức vào các năm 2008 và 2010.

Hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thiết thực trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Từ đầu năm 2013 đến nay, hai bên tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao và Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản 2013.

Về giáo dục đào tạo, quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển dưới nhiều hình thức, bao gồm hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành GDĐT Việt Nam. Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, đồng thời tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam.

Về hợp tác khoa học, công nghệ, kể từ khi Hiệp định giữa Chính phủ hai nước Việt-Nhật về khoa học và công nghệ được ký năm 2006 đến nay, Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật về hợp tác khoa học và công nghệ đã tổ chức họp được 3 lần (lần thứ 3 vào tháng 8/2011 tại Tokyo). Số lượng các nhà khoa học Việt Nam sang Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản sang Việt Nam để tiến hành các hoạt động nghiên cứu chung ngày càng tăng.

Về du lịch, Nhật Bản là một trong những nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam (chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam). Hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt Nam-Nhật Bản (4/2005) tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Số lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng đều trong những năm qua (năm 2010: 442.089 lượt, năm 2011: 481.519 lượt, năm 2012: 576.386 lượt). 11 tháng đầu năm 2013, có 553.585 lượt khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển cũng như sự phối hợp giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

* Cũng trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ Đối thoại ASEAN-Nhật Bản và Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 5, tại Tokyo.

Nguồn: Chinhphu.vn


Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !