Kỳ lạ loài ếch đầu tiên trên thế giới đẻ ra nòng nọc
Loài ếch răng nanh đẻ nòng nọc sinh sống ở Indonesia |
Các nhà khoa học đã tìm kiếm chúng trong một thời gian dài và cuối cùng cũng có kết quả. Vào những năm 1990, giáo sư Djoko Iskandar ở Viện công nghệ Bandung ở Indonesia, lần đầu tiên phát hiện ra loại ếch này nhưng tại thời điểm đó ông không chứng minh được nhiều.
Ông xác định tên khoa học của loài ếch răng nanh là Limnonectes larvaepartus. Thân của Limnonectes larvaepartus thường có màu xám hoặc nâu với chiều dài khoảng 4 cm, cân nặng khoảng 5 gam.
Tiến sĩ Jim McGuire, nhà nghiên cứu động vật bò sát tại đại học California, Berkeley, Mỹ đã tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. Ông chính người đầu tiên chứng kiến việc sinh sản hiếm thấy ở loài ếch này.
Hình ảnh nòng nọc mới sinh có chiều dài 1,5cm |
Đầu tiên, ông cho rằng ông đã bắt được một con ếch đực nhưng thật bất ngờ, sau đó ông phát hiện đây là con ếch cái đang mang thai. Cuối cùng, một tá nòng nọc con ra đời.
Hầu như hơn 6.000 loài ếch trên thế giới đều thụ tinh bên ngoài và giải phóng tinh trùng sau khi con cái đẻ trứng.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Jim chia sẻ: “Loài ếch mới là một trong 10 hoặc 12 loài đã tiến hóa nội bộ với việc sản sinh ra nòng nọc thay vì đẻ trứng”.
Và cho đến nay, việc thụ tinh trong cơ thể con cái vẫn còn là một bí ẩn bởi ếch vốn được biết đến là loài không có cơ quan sinh dục thông thường để chuyển tinh trùng.
Theo tiến sĩ Ben Tapley, làm việc tại Hội động vật London cho biết việc tìm ra loài ếch đặc biệt này là hoàn toàn bất ngờ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.