Ký hợp đồng với người giúp việc: Đôi bên cùng "ngại"

Mặc dù Nghị định số 27/2014 quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về NGV gia đình có hiệu lực từ ngày 25.5 với nhiều quy định nhằm bảo đảm quyền lợi cho cả NGV và chủ nhà, nhưng dường như cả đôi bên đều không mặn mà.

Ký hợp đồng với người giúp việc: Đôi bên cùng

Người giúp việc cũng không mặn mà với quy định mới của Bộ luật Lao động

Làm việc bình thường cần gì phải ký hợp đồng?

Theo Nghị định số 27, người sử dụng lao động (chủ nhà) và người GVGĐ phải ký kết hợp đồng và trong thời hạn 10 ngày kể từ sau ngày ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), chủ nhà phải thông báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi người giúp việc làm việc.

Khi chúng tôi chia sẻ quy định mới cùng với những quyền lợi mà người giúp việc có được khi ký hợp lao động, chị Nguyễn Thị Tuyến, 45 tuổi đang làm giúp việc cho một gia đình ở ngõ Gốc Đề, Minh Khai, Hà Nội chỉ cười. Chị Tuyến quê từ Thanh Hóa ra Hà Nội làm giúp việc cho gia đình nhà chủ đã 3 năm nay. Tuy nhiên, mọi giao kèo của họ chỉ bằng miệng. Từ chỗ một tháng 2 triệu đồng tiền lương lên đến 3 triệu đồng như hiện nay cũng chỉ là những lời nói với nhau.

Khi nghe đến quy định mới, chị Tuyến bảo “chúng tôi có biết gì về hợp đồng lao động đâu. Người ta bảo ký gì thì ký cũng nguy hiểm. Nên tôi chẳng cần hợp đồng làm gì. Mình khỏe, mình làm vài năm rồi về quê có theo được mãi đâu mà bảo hiểm xã hội để về già có lương”.

Trường hợp của chị Vũ Thị Ngà trú tại Mễ Trì, Hà Nội cũng tương tự. Chị Hà làm giúp việc cho một gia đình quan chức rất lớn. Gia đình họ rộng và giàu có đến 3 giúp việc nhưng không ai được ký hợp đồng lao động. Chị Ngà chia sẻ “mỗi năm, chủ nhà đi du lịch trong nước như Đà Nẵng, Hạ Long hay Sapa họ đều cho người giúp việc đi theo chơi. Như thế, họ tốt lắm rồi. Nhiều người cũng đi giúp việc như chúng tôi đến kỳ gia đình nhà chủ đi nghỉ mát họ cho mình về quê, làm gì được đi theo”.

Với chị Ngà, công việc của mình làm có gì to tát mà ký hợp đồng. Một ngày, chị Ngà trông một đứa trẻ 2 tuổi và đưa đón cháu bé 5 tuổi đang đi học mẫu giáo gần nhà. “Tôi chỉ làm công việc bình thường, không có ký cái gì cả. Họ tốt thì trả lương trước cho mình vài tháng là may mắn rồi”.

Trường hợp của chị Bùi Thị Đậm đang làm giúp việc cho một công ty chuyên sản xuất nhôm kính công nghiệp ở Mỹ Đình. Chị Đậm kể “công việc của tôi là giúp việc gia đình như nấu cơm sáng cho 10 người ăn trong đó có hai ông bà chủ và các công nhân làm việc cùng. Các công nhân khác thì có hợp đồng lao động, bảo hiểm nhưng tôi thì không được ký”. Chị Đậm cho biết mình cũng không cần hợp đồng. Nhiều lần, các công nhân bảo chị xin chủ nhà ký hợp đồng để được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhưng chị Đậm vẫn chưa đề xuất.

Chủ lao động ngnại ký hợp đồng vì phức tạp, rắc rôi

Chị Nguyễn Kim Anh trú tại La Khê, Hà Đông, Hà Nội cho biết chị phải thuê ô sin hơn 1 năm nay vì nhà có em bé. Để chọn được một người giúp việc ưng, chị Anh phải tìm đến 3, 4 người. Nhiều người đến rồi lại đi do không hợp. Nếu phải ký hợp đồng, chị Anh cho biết vừa phức tạp, vừa rắc rối. 

Chị Anh than thở nếu ép ký hợp đồng thì chị phải ký và mua bảo hiểm cho cả người giúp việc. Mỗi tháng mất thêm chi phí cho các khoản bảo hiểm đó tính ra để thuê một giúp việc chị mất cả một tháng lương. Hiện tại, theo tính toán của chị Anh, thuê giúp việc chị phải thuê nhà rộng hơn, lương 3 triệu đồng/tháng cộng với một năm 3 bộ quần áo, tiền về quê, quà, thưởng tết và sinh hoạt phí hàng ngày cũng lên 6 triệu đồng/tháng.

Chị Hải trú ở Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội chỉ cười ngắc ngoải khi nghe quy định này, chị Hải cho biết càng quy định thì chủ lao động tìm mọi cách lách luật. Biết bao công ty còn sử dụng lao động chui nói chi đến người giúp việc.

Nhà chị Hải hiện nay cũng đang phải thuê hai giúp việc. Một người chuyên chăm hai em bé sinh đôi, một người nấu nướng cho cả gia đình. Cả hai giúp việc này, chị đều trả lương từ tiền  của công ty gia đình nên có hợp đồng và các thủ tục đàng hoàng. Tuy nhiên, chị Hải cho biết không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

Khánh Ngọc

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !