"Không vì tiền mà làm mờ đi từng nét bút"

“Cho chữ cốt ở cái tâm của chính mình, không vì lợi ích kinh tế, không vì tiền mà làm mờ đi từng nét bút”, một ông đồ ngày nay ở phố thư pháp Văn Miếu bộc bạch.

"Không vì tiền mà làm mờ đi từng nét bút"

Cho chữ đầu xuân là một trong những tục lệ, một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, không ít người lại tìm đến các thầy đồ, xin chữ về treo trong nhà. Có khi là cầu mong sự sung túc quanh năm, hay sức khỏe, hạnh phúc cho cả gia đình.

Thư pháp – khiến tâm thêm thư thái

Theo đúng lệ, xin chữ thường là việc diễn ra vào những ngày đầu năm mới, nhưng bắt đầu từ 20 tháng Chạp, phố thư pháp Văn Miếu năm nay đã thu hút khá nhiều các thầy đồ, họa sĩ và cả những người yêu bộ môn này.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Đến với thư pháp là đến với sự thong thả, thư thái và nhẫn nại.

Họa sĩ – thư pháp Đức Tùng cho biết: “Năm nay những người viết thư pháp về tề tựu tại Văn Miếu đông hơn năm trước nên con phố trở nên nhộn nhịp và thu hút được nhiều người. Mặt khác thời tiết năm nay cũng thuận lợi nên khách vui xuân thư thái, thích chiêm nghiệm hơn nên dễ tìm đến thư pháp”.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Đả tự bên giá bút lông

Chia sẻ với phóng viên Infonet, Thư họa gia Kiều Quốc Khánh, hiện đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ Thư pháp trẻ Hà Nội nói: Năm nay không khí ở Văn Miếu nhộn nhịp hơn rất nhiều, cả thầy đồ của nhiều thế hệ, các bậc tiền bối đi trước và cả các bạn trẻ cũng tới đây để gặp gỡ, giao lưu và học hỏi.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Bộ bút lông phong phú đủ để thể hiện

bất cứ chữ khó nào.

"Tham gia ở đây đã nhiều năm nhưng với tôi xuân này lượng người tới đây đông hơn hẳn. Có lẽ vì năm nay, thời gian nghỉ Tết dài hơn và cũng một phần vì kinh tế không khả quan lắm nên nhiều người có thời gian thư thả", anh Khánh cho biết.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Mừng vui khi xin được chữ

Khánh Linh – Sinh viên năm cuối Đại học Hà Nội, đến Văn Miếu xin chữ, hào hứng: "Năm trước, em cũng tới đây để xin chữ, năm nay là năm cuối cùng đại học, em muốn xin chữ “Thuận” để cả năm được thuận lợi, suôn sẻ, công việc học hành cũng như nghề nghiệp trong tương lai của em sẽ được như ý”.

Cho chữ cốt ở tâm, không nặng vì tiền

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Tranh thủ đọc sách tìm chữ trong lúc thầy đồ chuẩn bị

Với những người đam mê bộ môn nghệ thuật này như Lê Hưng – quê Vĩnh Phúc thì thư pháp đã ngấm vào từng hơi thở, nó như một niềm đam mê khó lòng dứt bỏ, anh Hưng chia sẻ.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Giảng giải nghĩa chữ là một phần của thư pháp

Tâm sự với chúng tôi về quá trình đến với “mực tàu – giấy đỏ”, Hưng cho biết: Quê anh ở Vĩnh Phúc, từ khi còn là sinh viên Khoa Mỹ thuật Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, anh đã đam mê và tìm đến với thư pháp như mối duyên và sự tình cờ.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Chăm chú nghe thầy giảng chữ

Anh cho hay, những ngày đầu nhập môn, bỡ ngỡ và viết sai nhiều lắm, nhưng rồi sự cố gắng và nỗ lực của anh đã cho trái ngọt.

Sau gần 5 năm theo học, giờ dưới ngòi bút của anh là những dòng thư pháp, mà nhìn vào đó, người ta như thấy được cả cái tâm của của người cầm bút và dường như cả ước vọng của người xin chữ.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Các thầy đồ trẻ còn viết cả thư pháp lên trên đá

“Cho chữ cốt ở cái tâm của chính mình, không vì lợi ích kinh tế, không vì tiền mà làm mờ đi từng nét bút”, Lê Hưng khẳng định.

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Chữ của con trẻ làm thầy đồ bật cười

Theo phản ánh của những người viết thư pháp, mỗi chỗ ngồi bên Văn Miếu có giá 2 triệu đồng, đóng trước 1 triệu đồng. Với nhiều người mức phí này khiến họ “vừa buồn vừa lo”. Buồn vì cho chữ cốt ở cái tâm giờ đã quy rõ thành vật chất. Lo vì liệu "bán" chữ có đủ nuôi chỗ ngồi?

Nỗi buồn ông đồ thời nay

Rất nhiều người tranh thủ ký họa rồi xin chữ

Bài, ảnh: Chương - Quỳnh

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !