"Không nên vội trở mặt với nhân tài"

Tiếp tục cuộc trao đổi với Infonet, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng đã bày tỏ nhiều quan điểm khá "lạ" về vấn đề "chảy máu chất xám" và việc áp dụng các chế tài tài chính khi người tài sau khi được thu hút, đào tạo lại quyết định dứt áo ra đi...

 CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Gia đình cái bang của người đàn ông mù 2 vợ, 10 con

Thảm cảnh ngân hàng dựng lều, mắc võng xiết nợ doanh nghiệp
PV: Cùng với thu hút nhân tài từ nơi khác đến thì việc chủ động tạo nguồn ngay tại chỗ cũng hết sức quan trọng. Đà Nẵng đã thực hiện việc này như thế nào, thưa ông?

Ông Bùi Văn Tiếng: Ở Đà Nẵng hiện có hai loại đề án liên quan đến công tác nhân tài. Ngoài đề án thu hút chất xám, tài năng sẵn có từ nơi khác đến thì còn có đề án chủ động tạo nguồn và tự đưa người đi đào tạo trở thành chất xám, tài năng. Thực chất của loại đề án này cũng là một cách thu hút nhân tài với cơ chế tuyển chọn, chính sách đãi ngộ, giải pháp giữ chân "sau đào tạo" tuy không đồng nhất nhưng cũng không khác biệt mấy so với cơ chế tuyển chọn, chính sách đãi ngộ, giải pháp giữ chân "sau thu hút" như đã nói ở trên. Đó là chưa kể một số nhân tài "sau thu hút" đã được tuyển chọn tham gia loại đề án này để nâng cao thêm trình độ, nhất là với đối tượng tốt nghiệp đại học loại giỏi.

Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Để chủ động trong việc cử người đi học cái mình cần và để giữ chân người học sau khi du học thành tài, Đà Nẵng đã triển khai một đề án riêng, gọi là Đề án 393 "đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở ở nước ngoài", nay được tích hợp trong Đề án 992 "phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao" Kinh nghiệm của Đà Nẵng là đã hình thành một cơ quan chuyên trách - Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trực thuộc UBND TP - nhằm chuyên nghiệp hoá việc tuyển chọn người tham gia đề án, chọn ngành học phù hợp với nhu cầu đào tạo ở nước ngoài đảm bảo hiệu quả đầu tư (chủ yếu là các trường đại học trong Top 200 theo xếp hạng của Tạp chí Timé Higher Education) và quan trọng hơn là theo dõi quá trình cống hiến và trưởng thành của từng học viên sau đào tạo.

PV: Qua thực tiễn thực hiện các đề án này, ông thấy cần có những sự đổi mới như thế nào?

Ông Bùi Văn Tiếng: Tôi cho rằng cũng đã đến lúc cần đổi mới khâu tuyển chọn người tham gia đề án nhằm kịp thời đáp ứng những đòi hỏi nảy sinh trong thực tiễn. Cụ thể là cần tăng tỉ lệ ứng viên là cán bộ, công chức, viên chức và tăng dần tỉ lệ đối tượng đang học đại học, sau đại học đối với nguồn ứng viên chưa phải là cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời tiếp tục kết hợp tuyển chọn đào tạo ở bậc đại học với tuyển chọn đào tạo ở bậc sau đại học nhưng theo hướng nâng dần tỉ lệ đào tạo sau đại học và chủ yếu dừng lại ở đào tạo thạc sĩ...

Trong việc tuyển chọn để đào tạo bậc sau đại học ở nước ngoài cần theo hướng ưu tiên cho các học viên tham gia Đề án 992 (Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao) đã nhận công tác và khẳng định được mình trong công tác. Đồng thời cũng cần cải tiến tiêu chí và cách thức lựa chọn sao cho ngày càng nhiều ứng viên có hoài bão đem hết sở học để phục vụ cộng đồng sau khi được đào tạo tham gia Đề án.

PV: Cùng với thu hút nhân tài thì ở phía ngược lại là "chảy máu chất xám". Ông nghĩ gì về các quy định "bồi thường kinh phí đào tạo" trong các chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực hiện nay?

Ông Bùi Văn Tiếng: Muốn thu hút người tài thì chính sách thu hút phải thật sự hiệu quả, tránh chảy máu chất xám sau thu hút. Trên tầm vĩ mô cả nước thì thất thoát chất xám sau thu hút có thể không thành vấn đề lớn, và theo một nghĩa nào đó thì có thể hiểu là không có gì thất thoát cả cũng đúng. Nhưng trong khuôn khổ một địa phương như Đà Nẵng, thất thoát sau thu hút thực sự là một mất mát lớn lao không chỉ tính bằng tổng số kinh phí đã bỏ ra để đầu tư. Muốn ngăn chặn tình trạng này phải có những giải pháp chế tài để giữ chân người tài sau thu hút. Tuy nhiên cần hết sức cẩn trọng trong việc áp dụng những chế tài về tài chính đã được ràng buộc ngay từ đầu quá trình thu hút.

PV: Vì sao "cần phải hết sức" cẩn trọng trong việc một mà lẽ ra chỉ cần sự sòng phẳng là đủ, thưa ông?

Ông Bùi Văn Tiếng: Theo tôi biết thì Ấn Độ rất coi trọng giải pháp bồi thường tài chính (được dùng để thu hút chất xám) nhằm giữ chân người giỏi. Trên thực tế, mỗi năm Ấn Độ đào tạo hàng trăm ngàn kỹ sư tin học, một nửa trong số đó sang Mỹ hoặc châu Âu, một số khác sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỗi năm có tới 6 vạn người tài của Ấn Độ ra nước ngoài làm việc, chủ yếu là đến Mỹ, đặc biệt là đến Silicon Valley. Một bộ phận chuyên gia tuy sống tại Ấn Độ nhưng lại làm việc cho các doanh nghiệp ở nước ngoài, về thực chất đây vẫn là mất mát chất xám đối với sự phát triển của Ấn Độ.

Vì vậy Ấn Độ và nhiều quốc gia khác đang thử áp dụng biện pháp phải hoàn lại tiền đào tạo nếu sinh viên không về nước. Chuyện sòng phẳng này cũng hợp lý và hợp đạo lý thôi. Nhưng bình tĩnh suy xét có thể thấy đây là giải pháp chưa thật cao tay, xuất phát từ quan niệm cho rằng như vậy là mình đã vĩnh viễn mất, đã hoàn toàn tổn thất, rằng trong trường hợp này xem như người tài sẽ một đi không trở lại.

Tôi cho rằng kể cả trong trường hợp buộc phải áp dụng chế tài về tài chính thì vẫn phải xem đấy là cơ hội để tiếp tục làm nhiệm vụ thu hút, tiếp tục chiêu hiền đãi sĩ với người tài vừa quyết dứt áo ra đi. Làm sao cho người ra đi cảm nhận được chính quyền TP không quá sòng phẳng chi li từng đồng, từng hào trong chế tài tài chính, cảm nhận được chính quyền TP rất day dứt về việc chưa đủ sức thuyết phục để giữ chân họ và sẵn lòng mở rộng cửa đón họ quay lại.

Đây là bản lĩnh và là cái tâm của người lãnh đạo, quản lý. Vì muốn người ta quay trở lại với mình thì mình không nên vội tỏ ra trở mặt - mặc dù ở đây trở mặt thay đổi thái độ cũng không có gì sai, cũng là chuyện bình thường.

PV: Cũng liên quan đến vấn đề "chảy máu chất xám", ông có quan niệm rằng một khi người tài "ly hương" thì đó là một sự "chảy máu chất xám" hay không?

Ông Bùi Văn Tiếng: Qua thực tế ly hương của một số danh nhân đất Quảng, tôi cho rằng có thể suy nghĩ thêm rất nhiều điều về vấn đề chảy máu chất xám. Chẳng hạn như không nhất thiết phải sống là làm việc ở ngay nơi mình chôn nhau cắt rốn thì mới gọi là gắn bó cũng như phụng sự cho quê hương, bản quán.

Nếu nhất thiết phải như vậy thì Nguyễn Văn Thoại, Phạm Phú Thứ và Hoàng Diệu giỏi lắm cũng chỉ là ba ông Tổng đốc đại thần thanh liêm, mẫn cán - mà cũng chưa chắc các cụ đã trụ vững trên hoạn lộ ở quê nhà, bởi không phải vô cớ khi triều đình nhà Nguyễn chủ trương không bổ nhiệm quan chức theo kiểu ai về quê nấy. Hay nếu nhất thiết phải như vậy thì giáo sư Hoàng Tuỵ giỏi lắm cũng chỉ là một thầy giáo dạy toán uyên bác, tài hoa ở một trường đại học, thậm chí một trường trung học nào đó trên đất Quảng mà thôi.

Theo tôi, những tài năng thực sự cần được tạo điều kiện để "kinh bang tế thế" trong một phạm vi rộng lớn hơn thì mới có thể phát huy đúng mức năng lực, sở trường của mình. Tất nhiên những tài năng thực sự bao giờ cũng đau đáu nghĩ về gốc gác, cội nguồn như Nguyễn Văn Thoại với lời khẳng định khắc sâu trên bia đá: "Lão thần là người Quảng Nam"!

PV: Xin cám ơn ông đã dành cho Infonet cuộc trả lời phỏng vấn đầy tâm huyết này!

HẢI CHÂU (thực hiện)

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !