Không có luật pháp, ai sẽ bảo vệ "con sen"?

Thời phong kiến, con ở hay con sen là thân phận cùng khổ của xã hội, bị đối xử như nô lệ. Thế giới đã đổ máu để thoát khỏi thời kỳ ấy, thế nhưng thời nay những kẽ hở trong luật pháp lại vô tình giúp những kẻ táng tận lương tâm chà đạp, tra tấn thậm chí giết hại người giúp việc cho mình.

Không có luật pháp, ai sẽ bảo vệ "con sen"?

Không có luật pháp, ai sẽ bào vệ `con sen`

Chăm sóc người bệnh là công việc luôn cần tới người giúp việc.

Dư luận gần phẫn nộ trước tin tức kinh hoàng về những vụ xâm hại nghiêm trọng đối với người giúp việc mà gần đây nhất là vụ Trần Thị Tuyết Minh ở Kim Mã đã gây ra với bà Phạm Thị Phương

Bộ luật Lao động ban hành cách đây gần 20 năm tải về tại đây đã có đề cập tới người giúp việc nhưng những quy định nói về nhóm nghề này rất chung chung, và không rõ tính chất bảo vệ cho người giúp việc, phần lớn là những phụ nự nông thôn, dễ bị tổn thương.

Khi vẫn chưa công nhận người giúp việc là một nghề thì hàng Việt Nam vẫn xuất ngoại không biết bao nhiêu người giúp việc sang Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, và nghề giúp việc đã nghề không thể thiếu với nhiều cư dân thành thị ở Hà Nội, Đà Nẵng hay thành phố Hồ Chí Minh.

Sau vô số vụ chủ nhà hiếp đáp người giúp việc, năm 2011 thì vụ Pháp chế, Bộ LĐ - TB & XH vừa bổ sung một số điểm mới về lao động giúp việc gia đình vào Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi với những thay đổi như: khi thuê giúp việc phải ký hợp đồng lao động, đảm bảo cho người giúp việc có bảo hiểm, có lương hưu, theo quy định của Bộ Luật Lao động đối với một nghề nghiệp cụ thể.

Tuy vậy, các nhà làm luật cứ chờ đợi chưa áp dụng quy định cụ thể vào luật vì vẫn có ý kiến cho rằng các quy định chưa được nghiên cứu kỹ càng trong xã hội và chưa áp dụng thí điểm vào thực tiễn.

Hi vọng là các nhà hoạch định chính sách sẽ không để một số lượng người giúp việc ( chưa có thống kê cụ thee vì giúp việc chưa được coi là một nghề) phải chờ lâu vì nếu không có luật định cụ thể, thì ai sẽ bảo vệ quyền lợi của những "con sen" như bà Phương?

Nếu luật pháp vẫn ì ạch không theo kịp sự phát triển của xã hội không những không che chở, trợ giúp cho người lao động mà cũng mang lại không ít rắc rối cho những gia đình thuê giúp việc . Vì khi không có một hợp đồng lao động ràng buộc, không xác định được nhân thân, lí lịch người làm công, không ít chủ nhà kêu trời khi người lao động tự ý nghỉ việc, tự ý đòi tăng lương, tệ hơn nữa là lừa đảo, chiếm dụng tài sản thậm chí sát hại gia chủ.

Chị Nguyễn Thị Xuân Ca, ở Cầu Giấy Hà Nội cho biết chị sẵn sàng thực hiện chế độ bảo hiểm cho người giúp việc để có một sự lao động chuyên nghiệp cũng như sự tin tưởng giữa hai bên."Tôi ngán cảnh thay giúp việc liên tục vì không đảm bảo yêu cầu. Họ sẵn sàng nghỉ việc nếu thấy chỗ khác tốt hơn mà chẳng chịu trách nhiệm gì trong khi tôi cũng chẳng có quyền giữ họ".

Chị Ca cũng mong muốn luật pháp đưa ra những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn nữa đối với các công ty môi giới người giúp việc thay vì việc để họ phát triển tự phát, làm ăn thiếu trung thực, tạo tâm lý không tốt giữa chủ nhà và người lao động.

Công ước quốc tế về người giúp việc

Không có luật pháp, ai sẽ bào vệ `con sen`

Người giúp việc rất cần được bảo vệ bởi những quy định rõ ràng, chặt chẽ

Tháng 6 năm 2011 tại Geneva, Thụy Sĩ, 183 quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã thông qua một công ước lịch sử về lao động giúp việc nhằm cải thiện số phận của hàng triệu người trên thế giới đang bị đối xử và trả công không thỏa đáng. Công ước này đã nhận được 396 phiếu thuận, 16 phiếu chống và 63 phiếu trắng từ đại điện của các chính phủ, người lao động và giới chủ tham gia hội nghị.

Công ước này sẽ có hiệu lực khi được ít nhất 2 quốc gia phê chuẩn. Hiện đã có Philippines và Uruguay có ý định phê chuẩn nó. ILO cho biết việc thông qua công ước về lao động giúp việc có ý nghĩa "lịch sử," bởi, đây là công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên nhằm bảo vệ người lao động trong điều kiện làm việc khó khăn. ILO hơn 50 triệu người, phần lớn là phụ nữ đang đang sinh sống bằng nghề giúp việc. Tổ chức này cũng cho rằng con số thực tế có thể gấp đôi.

HƯƠNG TRÀ

Mất cả bố lẫn mẹ trong một đêm, cậu bé được bác dâu yêu thương hết lòng

Cậu bé mồ côi lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà ngoại và hai bác, chưa từng thấy mặc cảm.

Sinh 8 con gái bị gièm pha, vợ chồng nhận 'lộc trời thương' tuổi xế chiều

Câu chuyện về gia đình ông Thương bà Xuân (quê ở thôn An Lạc, Triệu Long, Quảng Trị), đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Gia đình ở Nghệ An có 8 con gái xinh đẹp, cùng nhau theo ngành y, dược

Các chị em gái của Thu Huyền (Nghệ An) đều giỏi giang, năng động. Cô nào cũng có sự nghiệp ổn định, gia đình êm ấm.

Kiều Trinh: Từ 'nữ hoàng cảnh nóng', bị lừa trắng tay đến mẹ đơn thân hạnh phúc

''Sự mạnh mẽ có thể là lý do khiến các mối quan hệ của tôi tan vỡ. Tôi thiếu đi sự dịu dàng và yếu đuối mà nhiều đàn ông mong muốn ở người phụ nữ", Kiều Trinh chia sẻ.

Vợ chồng ở Nghệ An sinh 15 con: Cơ ngơi đáng nể, mở mái ấm giúp trăm người

Dù sinh đến 15 người con, nhưng vợ chồng ông Hoàng Văn Thịnh vẫn dư dả tài chính để chăm lo. Không chỉ nuôi con, ông còn mở 3 mái ấm cưu mang bệnh nhân tâm thần, trẻ mồ côi…

Người cha kể lại khoảnh khắc nữ điều dưỡng ở Hải Phòng cấp cứu con bị sặc sữa

"Điều dưỡng Thảo đã tái sinh con trai tôi một lần nữa. Chị đã giữ lại sinh mạng cháu khi con ngưng thở do sặc sữa", anh T., bố cháu bé sơ sinh ở Hải Phòng, chia sẻ.

Niềm hạnh phúc của cụ ông 93 tuổi trong căn nhà siêu nhỏ hình tam giác ở TPHCM

Dù chân yếu, tay run, cụ ông 93 tuổi ở TPHCM vẫn quyết định sống một mình trong căn nhà hình tam giác bé tẹo, chật chội.

Cụ bà 99 tuổi đến thăm em gái 90, cuộc trò chuyện qua cánh cổng gây xúc động

Hình ảnh hai chị em ở tuổi “gần đất xa trời” vẫn yêu thương, quấn quýt nhau khiến nhiều người cảm động.

3 lần ly hôn bất thành vì có bầu, người phụ nữ không ngờ nhận quả ngọt

Cảm thấy không còn tình cảm với chồng, người vợ quyết định ly hôn. Thế nhưng lần nào trong thời gian chờ hòa giải, người vợ cũng mang bầu.

Đang cập nhật dữ liệu !