Không chia gia tài cho con gái, bố vẫn muốn tôi có nghĩa vụ chăm nom

Bố làm di chúc chia hết gia tài cho hai em trai, tôi và gái út không được gì, nhưng hễ ốm đau thì ông nhất định chỉ muốn con gái chăm sóc.

Mẹ chồng dạy nàng dâu “quên hy sinh đi”

Mẹ chồng dạy nàng dâu “quên hy sinh đi”

Nghe mẹ chồng nói, cô cứ mồm chữ A, mắt chữ O. Hẳn ngày xưa bố chồng phải mất nhiều công sức lắm mới tán đổ được mẹ.

Tôi tên Hạnh, 39 tuổi. Nhà tôi tuy ở tỉnh lẻ nhưng khá giả. Bố mẹ sinh 4 người con. Sau khi sinh bé út, mẹ tôi đau yếu liên miên nên việc nhà việc cửa tôi phải làm hết, lại phải phụ trách chăm sóc 2 đứa em trai kế. Vất vả bận bịu nên tôi gầy gò đen đúa, học hành cũng bê trễ không được suôn sẻ như người ta.

Giờ thì cả bốn chị em đều đã có gia đình, con cái. Ngoài bé út lấy được chồng giàu, những người còn lại kinh tế đều tầm tầm. Riêng hai em trai được bố mẹ cho nhà đất nên tuy thu nhập không cao, cuộc sống vẫn ổn định.

Hoàn cảnh nhà tôi khó khăn nhất. Nhan sắc, học vấn có hạn nên tôi cũng chỉ lấy được người chồng bình thường, được cái thương vợ thương con, bố mẹ chồng cũng không ghét bỏ. Có điều cả đại gia đình gồm 3 cặp vợ chồng sống chung chưa kể trẻ con nên thật sự chật chội và phức tạp.

Đôi lần tôi đề nghị bố mẹ đẻ cắt cho miếng đất nho nhỏ để vợ chồng cất nhà ở riêng. Bố tôi từ chối thẳng, bảo con gái lấy chồng ăn lộc nhà chồng, không có chuyện chia đất chia cát bên nhà đẻ, như vậy không đúng đạo lý. Tôi đành xin mấy trăm triệu nhưng ông cũng không cho, lý do là bố mẹ già rồi, cần tiền phòng thân.

Tôi năn nỉ mẹ nói với bố nhưng mẹ tôi cũng chỉ nói lấy lệ, xưa nay bà không quen trái ý chồng. Tủi thân quá, tôi khóc, bà cũng chỉ bảo cố gắng, dúi cho tôi 5 triệu bạc. Từ đó đến nay hơn 5 năm rồi, bố mẹ không giúp đỡ gì thêm, trong khi vợ chồng tôi phải đi vay tiền mua đất làm nhà, nợ ngập đầu ngập cổ, hai đứa lăn lưng làm nhưng chắc còn lâu mới trả hết.

{keywords}
Ảnh minh họa

Hai năm nay bố tôi không khỏe, gần đây bệnh nặng thêm, phải nằm một chỗ suốt chứ ít khi nhúc nhắc dậy được. Mấy chị em chúng tôi đều có qua chăm sóc, mua thuốc, biếu tiền. Tuy nhiên, vì bận công việc, nhà cũng xa cả chục cây số nên tôi và em gái không qua được quá thường xuyên, vài ngày mới sang một lần mấy tiếng vào buổi tối.

Bố mẹ tôi không thông cảm mà trách suốt, bảo đẻ con gái ra cốt lúc ốm đau mà giờ chẳng được nhờ. Thực sự tôi cũng nói hết nước hết cái để bố mẹ và vợ chồng 2 em trai thông cảm, gánh vác phần lớn việc chăm sóc bố mẹ, vì bố mẹ ở với em trai lớn, còn em trai thứ cũng ở sát vách. Tuy nhiên, bố mẹ tôi bảo, các em trai em dâu lo cơm nước thuốc thang, chăm sóc đêm hôm rồi thì ban ngày tôi với em gái út phải chia ca mà chăm bố.

Thật sự tôi bế tắc quá và tủi quá. Ban ngày tôi phải đi làm, tôi còn đống nợ phải trả, có bố mẹ chồng cần phải phục vụ, có con cái phải chăm lo. Rõ ràng các em trai có điều kiện hơn, lại được hưởng tài sản của bố mẹ. Tại sao khi chia tài sản, bố mẹ gạt con gái sang một bên, nhưng đến khi cần chăm sóc lại bắt chia ca công bằng?

Nghĩ lại cả cuộc đời từ khi còn bé tới nay, hễ công việc ai cũng nhớ đến tôi, có gì ngon ngọt đều cho tôi ra rìa. Mới đây tôi biết hóa ra bố mẹ viết di chúc sau này miếng đất nhỏ còn lại và toàn bộ tiền, vàng tiết kiệm nếu còn lại sẽ chia đều cho hai em trai. Tôi và em gái một chỉ vàng làm kỷ  niệm coi như lộc của bố mẹ cũng không có.

Tôi phải làm gì cho bố mẹ hiểu ra họ đã quá bất công với tôi và đừng đòi hỏi, trách móc tôi nữa?

Độc giả muốn tư vấn cho chị Hạnh, mời gửi ý kiến về box bình luận bên dưới.

Theo vtc.vn

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Đang cập nhật dữ liệu !