Kho vũ khí đặc biệt của đặc công Việt Nam (kỳ 3)

Là lực lượng được đặc biệt ưu tiên đầu tư hiện đại hóa, đặc công Hải quân Việt Nam được trang bị loại súng trường tiến công hiện đại nhất thế giới hiện nay.

So với đặc công trên bộ, đặc công nước có những yêu cầu về chiến thuật chiến đấu đặc biệt hơn. Do yêu cầu nhiệm vụ là tấn công các vị trí bến cảng, căn cứ Hải quân, tàu thuyền các loại của đối phương và các mục tiêu này chỉ có thể xâm nhập bằng đường thủy.

Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt thì đặc công nước càng đặc biệt hơn, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ, trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Trong chiến tranh tại Việt Nam, đặc công Rừng Sác được xem là lực lượng đặc công nước khét tiếng, là nỗi ám ảnh của quân địch.

Kho vũ khí đặc biệt của đặc công Việt Nam (kỳ 3) - ảnh 1
Chiến sĩ Đặc công Hải quân Việt Nam với súng trường tiến công tiên tiến TAR-21 Ảnh: QDND.

Đặc công nước Hải quân Việt Nam là lực lượng hoạt động rất bí mật và chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Do yêu cầu đặc biệt của nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc công Hải quân được đầu tư trang bị nhiều vũ khí hiện đại.

Một trong những vũ khí đó có thể kể đến là súng trường tiến công Tavor TAR-21 do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Israel (IMI) chế tạo. TAR-21 được đánh giá là một trong những súng trường tiến công hiện đại nhất thế giới hiện nay. TAR-21 là súng trường tiến công được thiết kế theo kiểu “bullpup”( tức toàn bộ khối chuyển động của khóa nòng đều nằm phía sau cò súng ). Thiết kế này có ưu điểm là giảm được tối đa chiều dài của súng mà không ảnh hưởng đến chiều dài nòng súng.

Súng được sản xuất với 5 biến thể khác nhau TAR-21 tiêu chuẩn, CTAR-21, STAR-21, MTAR-21 và TC-21. Được mệnh danh là súng trường tiến công của thế kỷ 21, TAR-21 là một mẫu súng chuẩn mực cho các hoạt động chiến đấu nơi không gian chật hẹp, môi trường đô thị. Lực lượng đặc công Hải quân Việt Nam được trang bị biến thể CTAR-21.

Kho vũ khí đặc biệt của đặc công Việt Nam (kỳ 3) - ảnh 2
Đặc công Hải quân chuẩn bị vũ khí trước khi hành quân làm nhiệm vụ. Ảnh: VTV.

CTAR-21 là biến thể rút gọn của TAR-21, súng có chiều dài 640 mm, nòng súng dài 380 mm, trọng lượng 3,18 kg, súng sử dụng cỡ đạn 5,56x45 mm tiêu chuẩn NATO, tốc độ bắn từ 750-900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 550 mét.

Súng được tích hợp sẵn kính ngắm MARS với hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng tia laser đỏ. CTAR-21 được chế tạo bằng vật liệu composite nên có trọng lượng nhẹ và không thấm nước. Đây chính là một trong những lợi thế khi sử dụng cho lực lượng đặc công Hải quân.

Với yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt, các loại vũ khí trang bị cho đặc công Hải quân phải có khả năng khai hỏa sau quá trình dài ngâm trong nước trong khi hành quân. Với yêu cầu đặc biệt này, CTAR-21 là một trong số ít vũ khí hội đủ yếu tố.

Ưu điểm nổi bật của CTAR-21 là súng có trọng lượng nhẹ, độ chính xác rất cao, lấy đường ngắm mục tiêu từ xa một cách dễ dàng nhờ sự hỗ trợ của kính ngắm mà không cần nhiều thao tác phức tạp. Ưu điểm này tạo nhiều lợi thế cho người sử dụng TAR-21 trong điều kiện chiến tranh chớp nhoáng đó vốn là phương châm tác chiến của lực lượng đặc công.

Việc đặc công Hải quân được trang bị súng trường tiến công biến thể CTAR-21 có thể coi là một bất ngờ bởi lâu nay quân đội nói chung và đặc công nói riêng có truyền thống sử dụng vũ khí Liên Xô. Nhưng sự kiện này cho thấy, việc đa dạng hóa trang bị vũ khí cho quân đội đã được lãnh đạo đảng, Nhà nước cũng như bộ Quốc phòng lưu tâm nhằm tạo điều kiện cho người lính được tiếp cận các vũ khí hiện đại của thế giới.

Bên cạnh đó, việc trang bị một vũ khí có nguồn gốc phương Tây sẽ tạo nhiều khác biệt về tác chiến so với các loại súng trường tiến công do Nga (Liên Xô) sản xuất trước đây đã được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhân dân Việt Nam.

CTAR-21 tái ngộ cùng AKMS sẽ tạo nên cặp “song kiếm hợp bích”, CTAR-21 chính xác, nhanh gọn, AMKS uy lực, dũng mãnh. Sự kết hợp 2 loại súng trường tiến công nổi tiếng thế giới này cùng với đường lối tác chiến đặc biệt của đặc công Việt Nam sẽ là chìa khóa góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới.

Quốc Việt

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !